Khi những đôi bàn tay biết nói

(ĐHVO). Ngôn ngữ ký hiệu đã mở ra một cuộc sống mới cho người câm và người điếc, giúp họ có thể giao tiếp với mọi người và không bị cô lập.

Khi con người giao tiếp với nhau thông qua âm thanh và tiếng nói, thì một phận người điếc và người câm dường như bị cô lập bởi không thể nghe thấy âm thanh. Thậm chí, vào giai đoạn trước công nguyên, nhà Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle còn tuyên bố “Người điếc không thể giáo dục được. Nếu không nghe được, con người không thể học được”. Vậy nhưng, đến thế kỷ 17, ánh sáng đối với những người điếc xuất hiện khi cuốn sách đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu dành cho người điếc và bảng chữ cái ký hiệu được ra đời vào năm 1962. Theo đó, những chữ cái sẽ được chuyển thành ký hiệu, cử chỉ tay, thông qua đó người điếc có thể truyền tải được những lời nói, ý muốn của mình.

Thoạt nghe qua, ta có thể tưởng chừng ngôn ngữ ký hiệu là điều gì đó vô cùng phức tạp. Nhưng trên thực thế, ta vẫn thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hằng ngày, song hành cùng lời nói. Đối với người khuyết tật nghe nói, ngôn ngữ ký hiệu được hệ thống hóa hơn. Họ sẽ được học một bảng chữ cái gắn liền với các cử chỉ của bàn tay, và thông qua đó hiểu được cách sử dụng từ ngữ. Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu của các quốc gia, các vùng khác nhau cũng sẽ khác nhau. Điều này là do sự khác biệt từ văn hóa, cách nhận thức, phương pháp tư duy cũng như ngôn ngữ của từng khu vực. Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi trên thế giới đều có những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ: ký hiệu ‘uống nước’ thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầm cốc uống nước, ký hiệu ‘lái ô tô’ thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v. Mỗi người (dù bình thường hay câm điếc) đều có sẵn 30% kiến thức ngôn ngữ ký hiệu. Do ngôn ngữ ký hiệu phát triển hơn trong cộng đồng người khiếm thính, nên những người thuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn hai người bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ.

Tại Việt Nam, từ những năm 2000, nước ta bắt đầu triển khai những nỗ lực của mình nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa Ngôn ngữ Ký hiệu Việt Nam. Các CLB, nhóm dạy, sinh hoạt NNKH bắt đầu hình thành và nở rộ. Một số tài liệu khá công phu xuất hiện như: bộ 3 tập Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, từ điển NNKH Việt Nam, v.v. Hiện tại, những người khuyết tật nghe nói ở Việt Nam đang sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của riêng nước ta, tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố.

Ngôn ngữ ký hiệu theo bảng chữ cái tiếng Việt (Ảnh: Internet)

Có thể thấy rằng, những đôi bàn tay vốn được sử dụng để cầm, nắm giờ đây đã được phát huy thêm công dụng biểu đạt ngôn ngữ. Ngôn ngữ ký hiệu không chỉ giúp cho những đôi bàn tay “biết nói”, mà còn góp phần tạo điều kiện cho cộng đồng người khuyết tật nghe nói được giao tiếp với nhau cũng như với mọi người, đồng thời có thể biểu đạt được ý muốn, mong ước của mình. Bên cạnh đó, ngôn ngữ ký hiệu còn giúp cho người khiếm thính có thể được học tập, thu nạp kiến thức, thông tin bình thường như bao người khác.

Nguyễn Hoa

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang