Khai xuân đầu năm – Chùa ở Hà Nội thất thủ

(DHVO) Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân ở khắp các nơi thường lên chùa thắp hương, dâng lên giọt dầu nén nhang cầu mong một năm mới sức khỏe, công danh sự nghiệp thăng tiến. Vào dịp này thì các ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội là tâm điểm tụ họp và trở nên thất thủ.

Ngày Mồng 6 âm lịch vừa qua (30 tháng 01 năm 2020), sau một tuần nghỉ tết, người dân lại bắt đầu lên thành phố tất bật với công việc như mọi khi. Vào ngày đầu tiên của năm mới, các cơ quan và doanh nghiệp thường tổ chức cho anh chị em đi du xuân lễ chùa cầu tài lộc.

Thời tiết nắng ấm khác hẳn với ngày mồng 1 đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người du xuân được trọn vẹn và ấm áp.

Đầu năm, các ngôi chùa, đền nổi tiếng như chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ…lúc nào cũng đông đúc du khách và người dân tấp nập đi lễ chùa cầu may.

(Cổng Tam quan vào Phủ Tây Hồ)

Mặc dù trên con đường ven Hồ Tây, ý thức tham gia giao thông của người đi chùa có cải thiện hơn, không còn tình trạng tắc nghẽn trên các tuyến đường. Tuy nhiên, khi vào dâng hương cúng bái thì vẫn còn chen lấn, xô đẩy.

Theo cô Hà (người dân Hà Nội) : “Năm nào tết cô cũng đi đền chùa cúng bái, mà khi vào chùa cũng phải chen chúc, người đẩy người, ngã cả ra. Đi sớm một tý thì không sao, chứ cứ vào giờ cao điểm là không thể vào được, toàn phải khấn vọng từ ngoài vào”.


(Người dân chen lấn, xô đẩy vào chùa cúng bái)

Đến nơi đây, du khách có dịp được giao lưu, nói chuyện với các cụ ông mặc áo the, khăn xếp đỏ viết chữ, viết sớ dâng vào chùa. Các cụ ông đều nhiệt tình giới thiệu cũng như hướng dẫn mọi người xin lộc đầu năm để có một khởi đầu nhiều may mắn, cầu tài, cầu lộc, cầu công danh.

( Các cụ ông viết sớ nho cho du khách)

Đi chùa cầu may đầu năm là việc bất kể người dân nào cũng muốn, tuy nhiên việc quá tải người vào chùa cũng khiến cho một số bộ phận người dân là người khuyết tật, thương binh, người lớn tuổi không dễ dàng để vào được. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Hiện nay, nhà nước vẫn chưa có quy định cụ thể nào trong vấn đề hỗ trợ, ưu tiên hay giúp đỡ cho người già, người khuyết tật có những phương thức thuận tiện khi vào chùa cúng bái. Đơn giản như các bậc thềm cửa khi vào cửa chùa hay bậc hè lên chùa đều trở nên bất tiện.

(Người khuyết tật đi chùa cúng bái-Hình ảnh theo: Báo Hà Nội Mới)

Có thể thấy, đây vẫn là tình trạng chung khó giải quyết của các cấp chính quyền phải cân nhắc và xử lý làm sao khi người dân đổ xô đi lễ chùa, gây ách tắc giao thông, chen lấn xô đẩy ảnh hưởng đến an ninh, sự tôn nghiêm cửa chùa, rồi ngay đến chính sức khỏe của mỗi cá nhân.

Thanh Mai

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang