Khai giảng Lớp Thiết kế đồ họa & Dán nhãn dữ liệu cho thanh niên khuyết tật

(ĐHVO). Sáng ngày 15/7/2023, tại Hà Nội, Trung tâm Tuyển sinh & Giải quyết việc làm (Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội) đã tổ chức Lễ khai giảng Lớp Thiết kế đồ họa & Dán nhãn dữ liệu cho người khuyết tật khóa 3.


Toàn cảnh buổi lễ

Lớp Thiết kế đồ họa & Dán nhãn dữ liệu cho người khuyết tật được tổ chức dưới sự hợp tác giữa trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và tổ chức Angel’s Haven. Khóa học nằm trong Dự án “Thí điểm phục hồi chức năng thông qua dạy nghề cho thanh niên khuyết tật tại Hà Nội” do Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Angels’ Haven tài trợ tại Hà Nội. Dự án cũng hỗ trợ khóa học nghề Làm Bánh và Pha chế cho thanh niên khuyết tật tại trung tâm Sao Mai.

Tham dự buổi lễ, về phía trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội có ông Đỗ Minh Phong – Chủ tịch Hội đồng trường, NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng nhà trường, TS. Nguyễn Yên Thắng – Chủ tịch Công đoàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh & Giải quyết việc làm, TS. Kiều Thành Chung – Trưởng khoa Công nghệ thông tin; về phía tổ chức Angel’s Haven có bà Park Yeonjae – Quản lý dự án, GS. Oh Se Woong (Đại học Kaya), bà Nguyễn Thị Hoàng Yến – Cán bộ dự án và bà Dương Thị Vân – Giám đốc trung tâm Tư vấn và hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật ICC, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD) cùng các học sinh, sinh viên là người khuyết tật và các phụ huynh đến.

Theo NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng nhà trường, việc đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tật chính là trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội, giúp các em định hướng, xác định rõ mục tiêu cho tương lai, đóng góp công sức, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trải qua hai khóa học (bắt đầu từ tháng 8/2022) với muôn vàn khó khăn, việc tổ chức khóa học cho các học viên khuyết tật đã dần đi vào khuôn khổ, bên cạnh chất lượng đào tạo đạt tiêu chuẩn, phía nhà trường đã cải thiện môi trường học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các em như bổ sung cơ sở vật chất chuyên biệt, bố trí ký túc xá sinh hoạt nội trú,…

NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, bà Park Yeonjae – Quản lý dự án chia sẻ về lịch sử hình thành tổ chức Angel’s Haven, theo đó tổ chức được thành lập năm 1959, sau chiến tranh Triều Tiên nhằm giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ phúc lợi cho trẻ em, người khuyết tật, người già neo đơn, thanh thiếu niên, người vô gia cư. Dự án thí điểm phục hồi chức năng thông qua dạy nghề cho thanh niên khuyết tật tại Hà Nội nhằm nâng cao năng lực xin việc thông qua việc đào tạo dạy nghề cho thanh niên Việt Nam, cung cấp cơ hội xin việc có chất lượng, giúp thanh niên khuyết tật có thể tự lập, tự chủ về kinh tế. Cho đến nay, dự án đã có gần 80 thanh niên được học nghề, có 15 em đã xin được việc và có việc làm ổn định. Trong thời gian tới, tổ chức sẽ tiếp tục dạy nghề cho các thanh niên, đồng thời tìm kiếm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động là người khuyết tật và hỗ trợ xin việc cho các em.

Bà Park Yeonjae – Quản lý dự án chia sẻ tại buổi lễ

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật là một trong những chính sách quan trọng của đất nước. Dự án thí điểm về phục hồi chức năng thông qua dạy nghề cho thanh niên khuyết tật tại Hà Nội có mục tiêu:

– Đào tạo tổng số thanh niên – sinh viên khuyết tật (3 khóa học) và hỗ trợ việc làm thông quan các chương trình đào tạo nghề phát triển và kỹ năng mềm

– Giáo dục nâng cao nhận thức cho 150 phụ huynh và sinh viên khuyết tật

Chia sẻ tại buổi lễ, bà Dương Thị Vân – Giám đốc trung tâm Tư vấn và hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật ICC, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD) cũng chia sẻ về việc nâng cao nhận thức về khả năng học tập và làm việc của người khuyết tật. Thông qua các số liệu thống kê, bà đã giúp … có cái nhìn toàn cảnh về người khuyết tật cũng như khả năng học tập và làm việc của họ. Với những kết quả đã đạt được từ 2 khóa học trước, bà hy vọng sẽ có ngày càng nhiều thanh niên khuyết tật được trao cơ hội học nghề, xóa bỏ rào cảnh, hòa nhập cộng đồng.

Bà Dương Thị Vân – Giám đốc trung tâm tư vấn và hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật ICC, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD) chia sẻ, giao lưu cùng các học viên

Bày tỏ niềm xúc động, các phụ huynh của các em học viên đã chia sẻ suy nghĩ, yên tâm gửi gắm các em cho nhà trường với mong muốn các em sẽ được tiếp cận với công nghệ, việc làm, từ đó hòa nhập cộng đồng, cùng chung tay góp sức xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.

Dự án thí điểm về phục hồi chức năng thông qua dạy nghề cho thanh niên khuyết tật tại Hà Nội là hoạt động ý nghĩa, giúp trang bị kiến thức và kỹ năng nghề, công cụ thiết yếu để thay đổi cuộc sống của người khuyết tật, thay đổi nhận thức của cộng đồng về khả năng của người khuyết tật. Với những kết quả tích cực đã đạt được, mong rằng sẽ ngày càng có nhiều người khuyết tật có công ăn việc làm ổn định, tự tin thể hiện tài năng, góp sức xây dựng xã hội.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang