Hướng dẫn mô hình Trạm y tế lưu động trong bối cảnh Covid-19

Hướng dẫn mô hình Trạm y tế lưu động trong bối cảnh Covid-19

Mô hình Trạm y tế lưu động. Ảnh minh họa

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký Quyết định 4042/QĐ0BYT ban hành Hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19.

Theo đó, Trạm y tế lưu động có các chức năng: Trạm y tế xã/phường/thị trấn lưu động (Trạm y tế lưu động) là một tổ chức thuộc Trung tâm y tế tuyến huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của giám đốc Trung tâm Y tế tuyến huyện.

Trạm y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.

Trạm y tế lưu động có các nhiệm vụ: Quản lý, theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm Covid-19, bao gồm tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh, tổ chức lấy mẫu và gửi các phòng xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR, tổ chức cách ly F0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung, hướng dẫn xét nghiệm bằng test nhanh; tiêm chủng vaccine phòng, chống Covid-19, bao gồm quản lý danh sách người cần tiêm chủng trên địa bàn, thực hiện công tác tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm, sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm; tư vấn chuyển tuyến các trường hợp cần tiêm tại cơ sở y tế; truyền thông về Covid-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.

Tùy theo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, mỗi xã/phường/thị trấn có thể thiết lập một hoặc nhiều Trạm y tế lưu động, đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm Covid-19 được cách ly tại nhà thì có một Trạm y tế lưu động.

Một Trạm y tế lưu động được giao phụ trách một cụm dân cư, có thể là các tổ dân phố của các phường khác nhau, không phụ thuộc địa giới hành chính.

Trung tâm y tế tuyến huyện và lực lượng hỗ trợ bố trí đủ nhân lực cho Trạm y tế lưu động hoạt động. Mỗi Trạm y tế lưu động có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác; có tối thiểu 1 nhân viên y tế nắm rõ địa bàn dân cư được giao.

Ngoài nhân viên y tế trong biên chế, có thể huy động sự tham gia của đội ngũ y tế tư, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn. Trong trường hợp nguồn nhân lực y tế tại địa phương không đáp ứng đủ, huy động thêm nhân viên y tế và các tình nguyện viên từ địa phương khác.

Ngoài nhân viên y tế, chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động thêm các nhân lực khác trên địa bàn, như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Tổ dân phố… để tham gia hỗ trợ nhân viên y tế về dẫn đường, trực điện thoại, kết nối với các hộ gia đình và các hoạt động cần thiết khác của Trạm y tế lưu động.

Theo HG – Báo điện tử Dân Sinh


Bài viết liên quan

Bảo vệ giống nòi người Việt trước ô nhiễm môi trường nước

Picture1

Ngày hội hiến máu Giọt hồng Đất Cảng tại huyện An Lão

tai-xuong-1704452432

Người có nhóm máu hiếm không phải là bệnh lý

Benh-Nhan-Kham-Chua-

Đề xuất giá dịch vụ mới tại cơ sở khám chữa bệnh

img-1414-6908.jpg

Bệnh viện tư nhân ở Đắk Lắk miễn phí toàn bộ cho 50 lượt lọc thận đầu tiên cho các bệnh nhân

img-7500-9782

Chủ động phòng tránh rét cho học sinh vùng cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang