Hội thảo “tăng cường sự tham gia của các tổ chức trong công tác trợ giúp người khuyết tật”

Ngày 30/11/2021, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam đã phối hợp cùng Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “tăng cường sự tham gia của các tổ chức trong công tác trợ giúp người khuyết tật”. Đây là hoạt động nhằm báo cáo đánh giá cũng như chia sẻ tình hình tham gia của các tổ chức của và vì người khuyết tật, tổ chức xã hội và khoa học công nghệ trong lĩnh vực người khuyết tật.

Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động Thương binh và xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo có bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bà Đinh Thị Thụy, Phó Chánh Văn phòng UBQG về người khuyết tật Việt Nam; bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội; ông Lê Duy Tiến, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Khoa học công nghệ và môi trường Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; đại diện các tổ chức: Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam cùng gần 30 đại biểu từ 30 điểm cầu dự họp trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Phạm Thị Hải Hà cho biết:  Theo tổng hợp từ các báo cáo của các địa phương năm 2020 đã có gần 3 triệu người khuyết tật được cấp giấy xác nhận khuyết tật. Trong những năm qua, với vai trò Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã có nhiều ý kiến tham mưu để Chính phủ và các cơ quan chức năng ban hành những quy định đối với người khuyết tật. Trong đó có sự chung tay của nhiều tổ chức của và vì người khuyết attaj đã tham gia xây dựng, đóng góp từ khi nghiên cứu đến biên soạn và tổ chức triển khai các chính sách, quy định pháp luật. Các tổ chức này là cánh tay nối dài, góp phần tổ chức, triển khai thực hiện chính sách pháp luật cũng như công tác trợ giúp người khuyết tật hiệu quả và thuận lợi hơn… Có thể kể đến như các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức, hỗ trợ sinh kế… Cũng theo bà Hà, hàng năm đều có nhiều hội thảo, tọa đàm về việc phối hợp giữa các tổ chức của và vì người khuyết tật, giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng các tổ chức để cùng trao đổi, chia sẻ về những chương trình, hoạt động trợ giúp người khuyết tật. Trên cơ sở đó, bà Hà mong muốn các tổ chức, đơn vị sẽ có những báo cáo tóm tắt về sự tham gia của các tổ chức, đơn vị mình trong việc trợ giúp người khuyết tật; trao đổi về các giải pháp hỗ trợ người khuyết tật trong thời gian tới cũng như chia sẻ về những khó khăn trong việc thực hiện luật; chỉ ra những khoảng trống của pháp luật so với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật….

Đại diện cho Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, ông Lê Duy Tiến cho biết: Hiện đã có nhiều chính sách, pháp luật hỗ trợ cho người khuyết tật. Và gần 2 năm qua, đại dịch Covid -19 đã gây ra nhiều khó khăn, đến những người không khuyết tật cũng đang gặp nhiều khó khăn huống chi người khuyết tật càng khó khăn hơn nhất là để mưu sinh cuộc sống… Với Hội thảo này, ông Tiến hy vọng sẽ tìm ra những giải pháp, đề xuất tốt nhất cho các hoạt động trợ giúp người khuyết tật nhất là vấn đề hỗ trợ người khuyết tật về sinh kế, chú trọng đến các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật, tiếp cận thông tin, công nghệ số, công nghệ hỗ trợ… nhằm giảm thiểu khó khăn đối với người khuyết tật. Bên cạnh đó là cùng trao đổi để tìm các phương thức ngoài ngân sách nhà nước và xã hội hóa cũng như có giải pháp giảm thiểu sự gia tăng người khuyết tật…

Hội thảo đã nghe đại diện Văn phòng UBQG về NKT chia sẻ, báo cáo tóm tắt tình hình tham gia của các tổ chức của người khuyết tật, tổ chức khoa học công nghệ trong lĩnh vực người khuyết tật, kiến nghị, đề xuất. Bên cạnh đó, đại diện Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng chia sẻ quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ ODA và nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. Hội Thảo cũng ghi nhận nhiều chia sẻ kinh nghiệm đến từ các tổ chức, những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện dự án cùng nhiều giải pháp tháo gỡ…

Tin tưởng rằng với những kinh nghiệm, những đề xuất, giải pháp đã được các đại biểu trao đổi tại Hội thảo, trong thời gian tới, các chương trình, hoạt động trợ giúp người khuyết tật với sự tham gia của các tổ chức nhất là các tổ chức của và vì người khuyết tật sẽ ngày càng được tăng cường và đạt hiệu quả tốt hơn.

Hải Phong

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang