Hội thảo Khoa học về Biến động đới bờ biển và dòng chảy sông tác động đến di sản văn hóa Phật giáo vùng hạ lưu châu thổ Sông Hồng

(ĐHVO) Ngày 13/12 tại hội trường Đại học khoa học tự nhiên, số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Trung tâm NCBT và phát huy giá trị DSVH Phật giáo đã kết hợp cùng Hội trầm tích Việt Nam và Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Khoa học địa chất tổ chức buổi Hội thảo Khoa học “Biến động đới bờ biển và dòng chảy các sông qua nhiều thế kỷ tác động đến di sản văn hóa Phật giáo vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng”. Buổi Hội thảo có sự tham dự của nhiều vị đại biểu là các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trầm tích, địa chất cùng các chuyên gia lịch sử và các vị cao tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên Ngành Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội cùng kết hợp nghiên cứu để tìm được câu trà lời cho câu hỏi về vị trí, niên đại các di tích lịch sử, di sản văn hóa Phật giáo cùng các vấn đề có liên quan. Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã trình bày nững nghiên cứu khoa học của mình, về lịch sử biến động bờ biển và lòng sông khu vực hạ lưu châu thổ sông Hồng từ thời kỳ nghìn năm trước cho đến nay.

Sau màn Khai mạc, GS.TS. Trần Nghi – Chủ tịch Hội Trầm tích Việt Nam trình bày báo cáo về “Lịch sử biến động bở biển và lòng sông khu vực hạ lưu châu thổ Sông Hồng từ 1.000 năm đến nay”. Tiếp đó, NNCDSPG. Lê Doãn Thăng trình bày ý kiến của mình về các tác động của các yếu tố tự nhiên đến Di sản văn hóa Phật giáo từ thế kỷ X đến nay. Tiếp nối buổi Hội thảo, Ths. Trần Ngọc diễn và TS. Nguyễn Văn Hướng cùng trao đổi các ý kiến nghiên cứu của mình về các phương pháp và thiết bị nghiên cứu địa chất ứng dụng trong nghiên cứu biến động bờ biển và dòng chảy sông. Kết thúc phần trình bày các ý kiến nghiên cứu Khoa học là bài phát biểu của PGS.TS. Vũ Văn Phái về “Tiến trình phát triển địa hình đới bờ biển rìa châu thổ Sông Hồng trong thời kỳ gần đây”.

GS.TS. Trần Nghi phát biểu tại Hội thảo

NNC Lê Doãn Thăng trình bày nghiên cứu của mình

Tại buổi hội thảo, trong phần trao đổi, các cao tăng, hòa thượng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ. HT. Thích Đức Thiện cho rằng Hội thảo Khoa học này rất bổ ích và các nghiên cứu khoa học về biến động của đới bờ biển và dòng chảy có ý nghĩa quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi, giải đáp về tính xác thực của lịch sử

Thượng tọa Thích Đức Thiện chia sẻ ý kiến tại Hội thảo

Nhìn chung, những nghiên cứu được đưa ra tại Hội thảo đều chỉ ra rằng, những tác động của tự nhiên và con người đã khiến cho nhiều khu vực bờ biển, cửa sông đã có sự dịch chuyển trong nhiều thế kỷ qua, qua đó cũng tác động đến di sản văn hóa phật giáo của vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng. Kết thúc buổi Hội thảo, các nhà nghiên cứu cùng các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm và dùng tiệc chay Cung đình.

Các đại biểu cùng nhau chụp ảnh lưu niệm khi Hội thảo kết thúc

Minh Hằng

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang