Hội thảo “Đóng góp bổ sung ý kiến, sửa đổi chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, lao động và việc làm đối với người khuyết tật”

(ĐHVO). Vấn đề lao động, việc làm, đặc biệt là vấn đề việc làm của người khuyết tật luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Với mục đích nâng cao, đẩy mạnh tạo việc làm cho người khuyết tật, ngày 10/12/2021, tại Hội trường 1B- Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hội người mù Việt Nam tổ chức Hội thảo “đóng góp bổ sung ý kiến, sửa đổi chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, lao động và việc làm đối với người khuyết tật”.

Toàn cảnh buổi Hội thảo

Hội thảo “Đóng góp ý kiến bổ sung sửa đổi chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, lao động và việc làm đối với người khuyết tật” có sự tham dự của bà Đinh Thị Thuỵ, Phó chánh văn phòng UBQG về người khuyết tật Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Ban thư ký Quỹ thúc đẩy sáng kiến tư pháp (Jiff) – Oxfam Việt Nam; Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam; Bà Phạm Thị Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo thường xuyên – Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bà Trần Hồng Hạnh, Phó trưởng phòng Chính sách việc làm, Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bà Đào Thu Hương, Cán bộ Quyền Người khuyết tật – Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

Về phía Hội người mù Việt Nam có ông Nguyễn Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; các Ông Bà Phó chủ tịch TW Hội cùng cán bộ các phòng, ban chuyên môn; Ông Phạm Xuân Trường – UV Ban Thường vụ TW Hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo – Phục hồi chức năng cho người mù. Tham dự Hội thảo hôm nay, tại hội trường cũng như từ các điểm cầu qua zoom còn có các đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội người mù các tỉnh, thành hội; Hội người mù Hà Nội và một số quận, huyện trực thuộc Hà Nội; Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, Quỹ Abilis Phần Lan, Trung tâm ACDC, Chi hội người điếc Hà Nội, Viện REACH…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam cảm kích sự hiện diện của tất cả các vị Đại biểu góp phần quan trọng vào thành công của Hội thảo lần này. Bà Đinh Việt Anh khẳng định sự quan trọng trong việc đào tạo nghề nghiệp, việc làm cho người khuyết tật; khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề lao động của người khuyết tật, bảo đảm để người khuyết tật thực hiện quyền, phát huy khả năng để phục vụ được cho lợi ích của xã hội.

Bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội nghị, Bà Đinh Thị Thuỵ, Phó Chánh văn phòng UBQG về người khuyết tật Việt Nam đã nêu lên một số bất cập trong việc tìm việc làm cho người khuyết tật, thực thi chính sách vay vốn cho người khuyết tật, những khó khăn khi thực thi các quy định của pháp luật lao động, việc làm đối với người khuyết tật. Đồng thời, Bà Thuỵ cũng bày tỏ mong muốn Hội nghị sẽ thành công tốt đẹp, nhận được những ý kiến đóng góp khả thi, hiệu quả để giúp giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm cho người khuyết tật.


Bà Đinh Thị Thuỵ, Phó chánh văn phòng UBQG về người khuyết tật Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 vô cùng khó khăn, Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Ban thư ký Quỹ thúc đẩy sáng kiến tư pháp (Jiff) đã đánh giá cao khả năng hoàn thành tốt việc nâng cao công tác giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật, người mù, tư vấn pháp lý về dạy nghề, việc làm, lao động… Từ đó, giúp người khuyết tật tiếp cận những quyền, hỗ trợ giúp các thành viên của hội người mù, người khuyết tật tiếp cận, đảm bảo những quyền, nắm được quy định pháp luật trong cuộc sống.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách ưu tiên riêng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Những chính sách về lao động, việc làm cũng được giao riêng cho thủ trưởng của từng đơn vị lao động, làm sao để có những chính sách phù hợp nhất đối với lao động là người khuyết tật của đơn vị đó; đồng thời quan tâm, chăm sóc để tạo thuận lợi cho người khuyết tật hoà nhập xã hội. Bà Phạm Thị Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo thường xuyên – Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chia sẻ: “Bên cạnh Luật giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đề xuất những Nghị định, văn bản quy định cụ thể hướng dẫn việc thực hiện. Đồng thời, Tổng cục cũng sát sao, liên tục cập nhật tình hình thực tế để có những kiến nghị, điều chỉnh phù hợp với cuộc sống hiện nay.

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành một số chính sách: Chính sách miễn giảm học phí theo nghị định 81/2021/NĐ-CP, mức hưởng có thể là 70% hoặc 100%; chính sách hỗ trợ trong quá trình học tập cho người khuyết tật nói riêng, người dân tộc thiểu số nói chung theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg; hoặc những chính sách đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, theo đó người khuyết tật sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo 6 tr/tháng và hỗ trợ tiền ăn 30.000đ/người/ngày, tiền đi lại 300.000đ/người/ngày. Hướng tới giai đoạn năm 2021 – 2025 đạt số lượng 200.000 người, giai đoạn 2026 – 2030 đạt số lượng 300.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm.

Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng có những chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do bệnh dịch Covid-19, cụ thể mỗi người lao động là người khuyết tật đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên thì sẽ được hỗ trợ 1.500.000đ/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa là 06 tháng.

Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tiến hành rà soát lại các chính sách hỗ trợ đào tạo cho người lao động, có các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đào tạo trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp – Nhà nước và người lao động; tăng cường đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nghề, đào tạo thích ứng công nghệ mới cho người lao động; tiếp tục đổi mới theo hướng mở, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam để đáp ứng nhu cầu hội nhập theo Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Song hành với đó, Nhà nước cũng đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, phát triển chương trình, tài liệu, đội ngũ giáo viên để đào tạo nghề cho người khuyết tật.

Hội nghị nêu ra một số kiến nghị: Cần điều chỉnh quy định về hỗ trợ tiền học, tiền sinh hoạt, mua sắm trang thiết cho phù hợp với giá cả thị trường; Cần có những trường đào tạo ở cấp bậc Đại học, cao đẳng cho người khuyết tật; Cần ban hành thêm những quy định và hướng dẫn cụ thể để người lao động chuyển giao công nghệ lao động; Đảm bảo chính sách vay vốn; Điều chỉnh chỉ tiêu việc làm về các ngành nghề cụ thể…

Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội trường, các vị đại biểu, các vị đại diện từ các đầu cầu trực tuyến cũng có những ý kiến phát biểu, đóng góp, kiến nghị sửa đổi những quy định, chính sách còn vướng mắc, bất cập trong vấn đề lao động, dạy nghề cho người khuyết tật. Pháp luật quy định giáo viên dạy nghề phải có chứng chỉ, phải là nghệ nhân, quy định này gây nên khó khăn cho việc dạy nghề trên thực tế. Bởi không phải ngành nghề nào cũng được cấp chứng chỉ. Do vậy, kiến nghị pháp luật sẽ có những quy định phù hợp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy nghề, học nghề cho người khuyết tật.

Sau buổi sáng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội thảo cơ bản đã giải quyết được những yêu cầu đặt ra. Tin tưởng rằng, với những ý kiến đóng góp của các vị Đại biểu, đại diện Ban, Ngành, việc khuyến nghị, bổ sung sửa đổi chính sách pháp luật và công tác thực hiện để đưa những chính sách pháp luật về đào tạo nghề nghiệp, việc làm cho người khuyết tật nói chung, người mù nói riêng sẽ được triển khai và đạt được kết quả như mong đợi.

Công Năng

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang