Hội thảo Định hướng giới thiệu Chương trình đào tạo “Tăng cường sự tham gia của người khuyết tật vào các cơ quan dân cử” tại Cần Thơ

(ĐHVO). Hôm nay, ngày 22/10, Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo Định hướng giới thiệu Chương trình đào tạo “tăng cường sự tham gia của người khuyết tật vào các cơ quan dân cử” lần thứ hai tại Cần Thơ cho các ứng viên tại phía Nam.


Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội Văn phòng Quốc hội; ông Nguyễn Trung Trực, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ; ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam; ông Nguyễn Đăng Hoan, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Đồng Hành Việt tại TP. Hồ Chí Minh; đại diện đến từ Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ; Sở LĐTB&XH Cần Thơ; Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ; Hội Người mù TP. Cần Thơ…


Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam phát biểu

Phát biểu khai mạc Chương trình, ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cho biết: Một trong những quyền cơ bản của mỗi công dân là quyền ứng cử và bầu cử. Trong những năm qua, thực tế, người khuyết đã được tiếp cận với quyền bầu cử nhưng lại chưa được thực hiện quyền ứng cử của mình. Nhằm tăng cường và nâng cao năng lực cũng như thúc đẩy quyền tham chính (quyền tham gia chính trị – xã hội) cụ thể ở đây là tham gia bầu cử và tự ứng cử, Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam đã phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hợp quốc tổ chức Chương trình tăng cường sự tham gia của người khuyết tật vào các cơ quan dân cử.

Buổi Hội thảo định hướng lần thứ hai tại Cần thơ với sự tham gia của 28 ứng viên được các chuyên gia lựa chọn đến từ các tỉnh thành phía Nam. Đây sẽ là buổi định hướng và phỏng vấn để tiếp tục lựa chọn ra những ứng viên tiềm năng cho chương trình tập huấn, đào tạo trong thời gian tới từ 2023 đến 2025, chuẩn bị cho kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sẽ diễn ra vào năm 2026.

Cũng theo Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam, đây cũng có thể sẽ là một thách thức rất lớn khi những mục tiêu của chương trình là tương đối kỳ vọng, nhưng đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng trong việc loại bỏ bất bình đẳng và phân biệt đối xử để đảm bảo rằng không ai và nhóm nào sẽ bị bỏ lại phía sau. Phó Chủ tịch Liên hiệp hội hy vọng các ứng viên sẽ cố gắng, tự tin thể hiện bản thân nhất là trong buổi phỏng vấn để tiếp tục các giai đoạn tiếp theo của Chương trình.


Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội Văn phòng Quốc hội đánh giá cao chương trình. Ông Ngọc nhấn mạnh, sau hơn 10 năm thi hành, luật đã từng bước đi vào cuộc sống. Quyền của người khuyết tật từng bước được thực thi trong đó có quyền tham chính, đã quy quy định trong Hiến pháp, Luật Người khuyết tật cũng như Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật…

Đại diện cho Chương trình phát triển Liên hợp quốc, bà Đào Thu Hương, cán bộ điều phối dự án cho biết thêm: Chương trình là ý tưởng từ hơn một năm trước, bắt đầu từ buổi Hội thảo về quyền bầu cử và ứng của của người khuyết tật ngay trước thềm bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp 2021-2025. Tuy nhiên ý tưởng này không chỉ đến từ các chuyên gia, những nhà hoạch định chính sách mà còn đến từ mong muốn của chính những người khuyết tật. Đặc biệt phải kể đến con số của cuộc khảo sát lên 44% người khuyết tật được khảo sát cho rằng đã sẵn sàng để tham gia ứng cử; hơn 20% người khuyết tật chưa tự tin tham gia/chưa biết cách tham gia ứng cử…. Bên cạnh đó, NKT còn gặp rất nhiều rào cản, thách thức và cần có tiếng nói tại các cơ quan dân cử nhất là trong quá trình hoạch định chính sách. Để đáp ứng được sự mong mỏi đó, từng bước thực hiện quyền của người khuyết tật trong đó có quyền tham chính, UNDP đã phối hợp với Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam thực hiện Chương trình này. Qua đây, mong muốn những ứng viên sẽ tự ứng cử hoặc được những tổ chức của người khuyết tật giới thiệu trong kỳ bầu cử tới đây, cùng góp phần để thực hiện phương châm không bỏ ai lại phía sau….

Tại Hội thảo, các ứng viên đã được các đại biểu đến từ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ về những nội dung liên quan đến ứng cử, bầu cử, quy trình, tiêu chuẩn ứng viên… cũng như lộ trình tập huấn đào tạo của chuyên gia là giảng viên từ Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ.

Tin tưởng rằng, thông qua Hội thảo định hướng và phỏng vấn lần thứ hai này, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn được thêm nhiều ứng viên tiềm năng chuẩn bị cho chương trình tập huấn đào tạo bắt đầu từ năm 2023 tới đây.

Đăng Hoan

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang