Hội thảo Chính sách hòa nhập người khuyết tật trong tiếp cận y tế và giáo dục

(ĐHVO). Vào chiều ngày 1/8/2023, tại Khách sạn Cầu Giấy, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Chính sách hòa nhập người khuyết tật trong tiếp cận y tế và giáo dục.


Ảnh chụp tập thể đại biểu tham dự hội thảo

Tham dự hội thảo có bà Hà Thị Minh Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ Thương binh và Xã hội, đại diện SOMSWD Việt Nam tại ASEAN; TS.BS Trần Ngọc Nghị – Trưởng phòng phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y Tế; ông Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học; ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam (VFD); cùng các đại biểu đại diện các tổ chức của và vì người khuyết tật.

Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam (VFD) phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam (VFD) cho biết: Hiện nay trên thế giới có trên 7 triệu nguời khuyết tất, trên 80% người khuyết tật sống ở các vùng nông thôn. Đây là những đối tượng yếu thế được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, thể hiện ở việc ban hành các chính sách để hỗ trợ người khuyết tật, tạo cơ hội để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất đồng thời để đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Thanh khẳng định những năm gần đây, đời sống của người khuyết tật đã được cải thiện đáng kể. Trong đó có việc xây dựng các Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập ở một số tỉnh/thành; có chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Nhiều trường có lớp học hòa nhập, có đường dốc cho học sinh sử dụng xe lăn. Luật Giáo dục có quy định về tuổi nhập học với trẻ khuyết tật.,…

Chính sách hòa nhập người khuyết tật trong tiếp cận y tế và giáo dục có tầm quan trọng vượt trội trong việc đảm bảo quyền lợi, cơ hội và sự bình đẳng cho người khuyết tật, tạo ra một xã hội công bằng và hòa nhập. Vì vậy, Hội thảo lần này là cơ hội Trung tâm Hỗ trợ Sống độc lập (ILC) và Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam (VFD) thảo luận, trao đổi, đề xuất giải pháp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhằm nâng cao chất lượng và công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật. Trên cơ sở đó, đại diện Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đề xuất với Bộ GD&ĐT cần có chính sách tuyển dụng giáo viên là người khuyết tật có năng lực giảng dạy tại các trường công lập. Có chính sách về đào tạo giáo viên về ngôn ngữ kí hiệu trong những lớp học hòa nhập có học sinh khuyết tật nghe/nói.

Các cơ sở giáo dục cần có chương trình dạy kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho trẻ khuyết tật, tạo môi trường giáo dục thân thiện. Bố trí đủ giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Mở rộng phạm vi NKT được hưởng chính sách miễn giảm học phí, bao gồm hệ đào tạo chính quy và đào tạo từ xa.

Về những khó khăn của NKT khi tiếp cận các dịch vụ y tế, lãnh đạo Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cũng đề xuất với Bộ Y tế cần thúc đẩy việc cấp BHYT miễn phí cho NKT nhẹ; thiết lập danh mục 25 thiết bị hỗ trợ cho NKT được BHYT chi trả. Tăng cường tiếp cận về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật…

Ông Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Tạ Ngọc Trí, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập về những chính sách đã thực hiện, những thay đổi mới đây (2022-2023) để thúc đẩy quyền tiếp cận về y tế của người khuyết tật như sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn từ năm 2022 đến đầu năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành được quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Đây là tổ chức tương đối lớn trên thế giới với chức năng hỗ trợ, phát triển giáo dục để học sinh, sinh viên khuyết tật hòa nhập với cộng đồng một cách tốt nhất.

Trước đó, năm 2019, Luật giáo dục ra đời đã khẳng định Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là một cơ sở giáo dục ở dạng cơ sở giáo dục khác nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân (thuộc phạm vi quản lý Nhà nước). Ông Trí cho biết, đây là một văn bản pháp lý quan trọng ra đời trong thời gian vừa qua, là một bước tiến vượt bậc đảm bảo quyền học tập cho các em.

Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lập quy hoạch của hệ thống cơ sở giáo dục chuyên nghiệp đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập để đưa ra một mạng lướt các cơ sở giáo dục chuyên việt. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian qua.

Thứ ba, chính sách về sách chữ nổi, tổ chức dạy và học cho học sinh khuyết tật tại nhà cần được quan tâm sâu sát và thực thi có hiệu quả. Ông Trí chia sẻ, trước đây, khi không có sách giáo khoa chữ nổi, người khuyết tật nghe nói vẫn dùng được sách giáo khoa bình thường, tuy nhiên đối với những người khuyết tật nhìn thì lại trở nên khó khăn. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chuyển sách giáo khoa đã được Bộ trưởng phê duyệt trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thành bản chữ nổi của sách giáo khoa để đảm bảo quyền học tập tốt nhất cho học sinh khuyết tật.

TS.BS Trần Ngọc Nghị, Trưởng phòng phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y Tế phát biểu tại hội nghị

Tiếp nối chương trình là phát biểu của TS.BS Trần Ngọc Nghị, Trưởng phòng phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y Tế. Thông qua lời phát biểu thấy được những chính sách đã được thực hiện, những thay đổi mới đây (2022 – 2023) để thúc đẩy quyền tiếp cận về y tế của người khuyết tật. Mặt khác, những bất cập trong những quy định Luật Bảo hiểm y tế cũng được TS.BS Trần Ngọc Nghị nêu rõ, ví dụ Khoản 8 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế quy định: “sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng” không thuộc đối tượng được bảo hiểm y tế thanh toán. Do đó, hiện nay Bộ Y Tế đang cố gắng sửa luật để đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật.

Vừa qua, cùng với sự hỗ trợ của tổ chức UNICEF và một số tổ chức khác của Chính phủ đã giúp cho Bộ Y tế xây dựng tài liệu phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em bị bệnh, tài liệu phục hồi chức năng; ban hành tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm trẻ em tự kỷ; đồng thời đang xây dựng chính sách cho người khuyết tật  nhẹ được hưởng bảo hiểm y tế; xây dựng nghị định, thông tư cho việc khám bệnh từ xa, khám bệnh tại nhà cho người khuyết tật

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng trình Thủ tưởng Chính phủ xây dựng, ban hành 4 quyết định:

+ Quyết định 1190/ QĐ-TTg Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030;

+ Quyết định 1929/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030;

+ Quyết định 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030;

+ Quyết định 1579/2020 về phê duyệt chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030.


Bà Hà Thị Minh Đức – Phó Vụ trưởng Vụ quan hệ quốc tế, Bộ Thương binh và Xã hội chia sẻ tại Hội nghị

Cũng tại hội thảo, bà Hà Thị Minh Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ Thương binh và Xã hội, Đại diện SOMSWD tại Việt Nam đã cập nhật thông tin về báo cáo đánh giá giữa kỳ của Kế hoạch tổng thể (về Y tế và Giáo dục). Kế hoạch tổng thể hỗ trợ ASEAN 2025: lồng ghép quyền của người khuyết tật (EMP2025) được 10 quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, ký kết vào năm 2018. Bản kế hoạch nêu một chuỗi 76 hành động ưu tiên nhằm thực hiên Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD) trong khu vực ASEAN, dựa trên 3 trụ cột An ninh – Chính trị, Kinh tế và Văn hóa – Xã hội. Đây là những hương dẫn cụ thể trong các bước thực hiện quyền của người khuyết tật, bảo đảm một ASEAN hòa nhập, thịnh vượng.


Anh Hải – đại diện người khuyết tật trao đổi tại hội nghị

Những đề xuất và ý kiến quan trọng đã được đưa ra tại Hội thảo Chính sách hòa nhập người khuyết tật trong tiếp cận y tế và giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật. Có thể thấy, sự hợp tác và thúc đẩy chính sách hòa nhập của các cơ quan ban ngành, các tổ chức của và vì người khuyết tật được đẩy mạnh, gắn kết và hợp tác cùng xây dựng một xã hội công bằng và đáng sống cho tất cả mọi người trong đó có người khuyết tật.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang