(ĐHVO). Ngày 24/4, Hội Người khuyết tật quận Hoàng Mai phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hoàng Mai và Hội Luật gia quận Hoàng Mai tổ chức buổi tập huấn số 5 với chủ đề “Kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về Trợ giúp pháp lý (Ghi chép, quản lý hồ sơ khách hàng và lập kế hoạch hoạt động)”.
Hoạt động tập huấn số 5 “Kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về Trợ giúp pháp lý (Ghi chép, quản lý hồ sơ khách hàng và lập kế hoạch hoạt động)” trong khuôn khổ sáng kiến “Nâng cao nhận thức pháp luật và thúc đẩy tư vấn, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ (đặc biệt phụ nữ khuyết tật) về luật bảo vệ môi trường tại quận Hoàng Mai” thuộc hợp phần “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam – EU JULE” do Liên minh châu Âu tài trợ.
Hoạt động tập huấn số 5 nằm trong chuỗi 06 tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho các thành viên Câu lạc bộ “Yêu môi trường” – những người nhiệt tình, trách nhiệm, có vai trò lan tỏa sâu rộng các hoạt động bảo vệ môi trường tới gia đình, cộng đồng, góp phần xây dựng quận Hoàng Mai ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Sáng kiến “Nâng cao nhận thức pháp luật và thúc đẩy tư vấn trợ giúp pháp lý cho phụ nữ (đặc biệt phụ nữ khuyết tật) về luật bảo vệ môi trường tại quận Hoàng Mai” được tài trợ bởi Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF). Quỹ JIFF do Oxfam tại Việt Nam quản lý, là một trong hai hợp phần của dự án “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu tài trợ và Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản.
Sáng kiến của Hội Người khuyết tật quận Hoàng Mai sẽ được triển khai với mục tiêu chính là nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và thúc đẩy trợ giúp pháp lý về bảo vệ môi trường cho phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ khuyết tật). Điểm mới của Sáng kiến là phụ nữ và phụ nữ khuyết tật trực tiếp tham gia phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường họ đang phải đối mặt. Sáng kiến được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả cụ thể như sau:
1. Xây dựng và phát triển 01 mạng lưới tư vấn viên, tuyên truyền viên, thúc đẩy trợ giúp pháp lý tại cộng đồng;
2. Có 01 bộ công cụ quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu cho phụ nữ và người khuyết tật;
3. Có 140 phụ nữ khuyết tật được nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua đào tạo, hội thảo và được thúc đẩy trợ giúp pháp lý với những hình thức trực tiếp, điện thoại, online;
4. Có 840 phụ nữ được tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường (trực tiếp);
5. Có hơn 3.200 phụ nữ và người khuyết tật được nâng cao hiểu biết về Luật bảo vệ môi trường (gián tiếp);
6. Xử lý thông tin ban đầu cho 90% các phản ánh liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường hoặc các vấn đề liên quan đến môi trường.
PV