Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội: Tổng kết và đóng Dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho các cán bộ chủ chốt của Hội người khuyết tật và mạng lưới phụ nữ khuyết tật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới”

Sau một năm thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho các cán bộ chủ chốt của Hội người khuyết tật và mạng lưới phụ nữ khuyết tật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới”, ngày 07/01/2022, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo tổng kết và đóng Dự án.

Ảnh chụp màn hình buổi Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội; bà Phan Thị Bích Diệp – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội, quản lý Dự án; bà Đỗ Thị Huyền, Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội, Giám đốc Chương trình quỹ Abilis tại Việt Nam, Trưởng ban Điều hành mạng lưới; ông Trịnh Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội; TS. Trần Thị Thu Hiền, Phó trưởng khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam  và gần 70 đại biểu trong mạng lưới phụ nữ khuyết tật miền bắc.

Bà Dương Thị Vân phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Dương Thị Vân, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết: Ngày 29/6/2018 đánh dấu sự ra đời của Mạng lưới Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật (CLB PNKT) các tỉnh phía Bắc ra đời với 10 đơn vị tham gia. . Sự đa dạng về khuyết tật, lứa tuổi, phụ nữ của vùng núi, vùng biển, trung du và đồng bằng … đã tạo nên nét đẹp riêng của mạng lưới CLB PNKT các tỉnh phía Bắc. Hội thảo Tổng kết và đóng dự án nhằm nhìn lại hoạt động của mạng lưới trong năm 2020-2021. Trong chặng đường hơn ba năm qua, mạng lưới đã có nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho lãnh đạo Hội và các CLB nhằm thực hiện mục tiêu mà chúng ta đã cùng nhau thoả thuận: Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường vai trò, tiếng nói, quyền của PNKT, nâng cao năng lực của các lãnh đạo nữ và phụ nữ khuyết tật trong phát triển Hội người khuyết tật, các tổ chức tự lực của người khuyết tật các tỉnh, thành phố phía Bắc. Dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho các cán bộ chủ chốt của Hội người khuyết tật và mạng lưới phụ nữ khuyết tật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới” với các mục tiêu cụ thể:

  • Lãnh đạo và thành viên của mạng lưới (ML) PNKT và các Hội NKT cải thiện kỹ năng, áp dụng các kiến thức đã học trong phát triển tổ chức.
  • Lãnh đạo của Hội NKT và ML đóng góp trí tuệ và công sức trong việc duy trì và ổn định các hoạt động của ML theo sự phân công công việc một cách rõ ràng.
  • Nhận thức của cộng đồng về các vấn đề bất bình đẳng giới và thúc đẩy bình giới cho phụ nữ khuyết tật được cải thiện.

Và một điểm đặc biệt của việc thực hiện dự án này là số lượng hoạt động của dự án đã tăng lên gấp đôi so với kế hoạch ban đầu trong đề xuất mà DP Hanoi xây dựng. Các hoạt động đã thích ứng kịp thời với việc hiện nay toàn xã hội đang thực hiện việc phòng chống covid19 trong trạng thái bình thường mới, vẫn tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 song song với phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều hoạt động chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến online và vừa kết hợp offline và online. Công cụ chuyển đổi số này cũng sẽ là phương thức hiệu quả   thực hiện các hoạt động trong thời gian tới – Chủ tịch DP Hà Nội cho biết thêm.

Cũng theo bà Vân: Chương trình Hội thảo nhằm Tổng kết các hoạt động của dự án và chuẩn bị kế hoạch hoạt động của mạng lưới năm 2022. Và Hội thảo tổng kết là dịp để trao đổi, chia sẻ, tự hào với những nỗ lực, đóng góp, kết nối của các đơn vị, khẳng định vị thế của PNKT, hoà nhập với hoạt động của  phụ nữ nói chung, rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu, hướng tới sự phát triển của mạng lưới PNKT trong tương lai.

Ảnh minh họa bà Phan Bích Diệp chia sẻ một số hoạt động cũng như kết quả của Dự án

Đại diện cho Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội đồng thời là người phụ trách quản lý dự án, bà Phan Thị Bích Diệp chia sẻ một số hoạt động cũng như kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Trong đó phải kể đến một số kết quả như: Tập huấn cho 27 lãnh đạo các hội NKT và CLB PNKT về bình đẳng giới trong công tác lãnh đạo và phát triển tổ chức Hội với kết quả các đại biểu tham dự đều  nắm rõ kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong quản lý cũng như nắm được các nguyên tắc khi lồng ghép giới trong hoạt động của tổ chức. Hay các học viên được tập huấn trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định & giải quyết xung đột, kỹ năng truyền thông như chụp ảnh, viết tin bài; tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm họp trực tuyến, kỹ năng tổ chức, điều hành một buổi họp trực tuyến… Sau khi được tập huấn, về cơ bản các đại biểu nắm được kiến thức, kỹ năng và có thể áp dụng ngay vào thực tế. Bà Diệp nêu rõ những tác động của dự án đối với việc nâng cao nhận thức của cán bộ nòng cốt các Hội NKT và CLB PNKT về bình đẳng giới, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động Hội, cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường kết nối các thành viên Mạng lưới PNKT, từ đó góp phần phát triển các DPOs trong khu vưc.

Ông Đặng Văn Thanh (vest đen bên phải) phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo và cũng là người đồng hành cùng Hội trong suốt thời gian thực hiện Dự án, ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD) đánh giá cao những kết quả mà dự án đã đạt được thậm chí vượt mục tiêu đặt ra, lại đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh với nhiều khó khăn. Bằng sự nỗ lực, cố gắng đặc biệt chủ động, sáng tạo thích ứng kịp thời lại giúp cho dự án đạt được nhiều mục tiêu hơn so dự kiến. Bên cạnh đó, ông Thanh nhấn mạnh, phụ nữ khuyết tật luôn là đối tượng được Đảng, Nhà nước và Liên hiệp hội quan tâm và có nhiều hoạt động hỗ trợ. Và Phụ nữ khuyết tật là một trong những vấn đề trọng tâm trong Chiến lược phát triển của Liên hiệp hội đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Hiện mạng lưới phụ nữ khuyết tật các tỉnh miền Bắc do Hội Hà Nội làm đầu mối đã hoạt động rất hiệu quả, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh các hoạt động của mạng lưới phụ nữ khuyết tật miền trung, miền nam và tiến tới thống nhất hoạt động của mạng lưới PNKTchung trong cả nước.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội cũng mong muốn mạng lưới tiếp tục phát huy, phát triển, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ hoạt động. Và đề nghị các tổ chức quốc tế, phi chính phủ mà cụ thể là Quỹ Abilis tại Việt Nam tiếp tục đồng hành và hỗ trợ các hoạt động của người khuyết tật nói chung, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội nói riêng….

Bà Trần Thị Thu Hiền (áo đỏ bên trái) phát biểu tại Hội thảo

Là một trong những người đồng hành ngay từ khi dự án khởi động, đồng thời cũng là một trong những người trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho các học viên đến từ các tổ chức của người khuyết tật, bà Trần Thị Thu Hiền cho biết: Khi mới bắt đầu, sự gắn kết giữa các thành viên, tổ chức chưa cao nhưng đến nay sự gắn kết đó đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Và qua phát biểu của ông Thanh, thấy được tầm nhìn của VFD về sự phát triển mạng lưới của phụ nữ khuyết tật và sự gắn kết đó sẽ tạo ra sức mạnh. Theo TS. Hiền, mặc dù ai sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau, không phân biệt nam nữ, nhưng sự thật là vấn đề bất bình đảng giới đang tồn tại,  làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, tác động đến mọi mặt của xã hội, nguyên nhân gây ra đói nghèo…  Và những dự án như thế này là rất quan trọng. Trong suốt quá trình đồng hành cùng các hoạt động dự án, bà Hiền đánh giá cao những kết quả dự án mang lại đối với người khuyết tật nói chung, phụ nữ khuyết tật nói riêng. Đồng thời, bà Hiền cho rằng sự chuyển mình, linh động, linh hoạt và đa dạng trong các hoạt động đã tạo ra động lực, luồng sinh khí mới, nâng cao kỹ năng cũng như giúp dự án đạt hiệu quả. Bên cạnh đó,  việc nhận thức rõ trách nhiệm và sự cống hiến của bản thân cho cộng đồng phải là động lực để anh chị em  cố gắng thì mới  thành công được – Bà Hiền nhấn mạnh.

Hội thảo cũng ghi nhận rất nhiều ý kiến chia sẻ sinh động, chân thành  của các đại biểu là học viên tham dự các hoạt động của dự án về những kiến thức, kỹ năng mà họ được trang bị đã giúp ích cho công tác quản lý, tổ chức hoạt động Hội. Cùng với những lời cảm ơn là mong muốn  được tiếp tục tham gia các dự án tương tự để nâng cao hơn nữa năng lực của những cán bộ chủ chốt của các Hội NKT và CLB PNKT.

Bà Đỗ Thị Huyền (ảnh dưới bên trái) phát biểu tại Hội thảo

Đại diện cho Quỹ Abilis, bà Đỗ Thị Huyền, Giám đốc Quỹ Abilis tại Việt Nam cho biết, chuẩn bị đón nhận tài trợ năm 2022 và có thể hỗ trợ cho các hoạt động tại các địa phương trong vùng dự án. Quỹ sẽ luôn đồng hành và thúc đẩy vì mục tiêu hòa nhập cho người khuyết tật.

Thay mặt Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội bế mạc  Hội thảo Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội hy vọng rằng sớm sẽ có một mạng lưới chung của phụ nữ khuyết tật Việt Nam và tham gia vào mạng lưới phụ nữ khuyết tật trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, với tư cách Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam bà Dương Thị Vân  đánh giá cao đại diện của CLB PNKT   Thái Bình và Ninh Bình đã nhận nhiệm vụ điều hành mạng lưới trong năm 2022. Cuối cùng, bà Vân mong muốn những người đã tham gia sẽ tiếp tục vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng vào thực tế để giúp hội khởi sắc, phát triển cũng như chia sẻ kinh nghiệm tại địa phương; những người mới tham gia sẽ học hỏi được nhiều hơn và gắn kết chặt chẽ hơn để mang lại hiệu quả cho bản thân, gia đình, tổ chức và cộng đồng./.

PV

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang