Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội: Tổ chức thành công tập huấn Giới thiệu Chương trình Phối hợp Hợp tác thúc đẩy Quyền của NKT giữa các tổ chức của Liên hợp quốc (UN PRPD): Các Phương pháp tiếp cận giao thoa và tiền đề để phát triển có hòa nhập NKT

Sau bốn ngày từ 01-04/06/2021, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội với sự hỗ trợ của chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã tổ chức thành công đợt hai chương trình Tập huấn Giới thiệu và định hướng hợp tác thúc đấy thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật (CRPD) và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), các tiền đề cho sự hòa nhập người khuyết tật, và các phương pháp tiếp cận giao thoa, góp phần vào thành công chung của toàn Chương trình tập huấn.

Ảnh chụp màn hình phòng họp zoom

Tham dự Chương trình tập huấn đợt hai gồm hơn 40 đại biểu là đại diện đến từ một số cơ quan ban ngành, đại diện các tổ chức của và vì người khuyết tật, đại diện một số tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.

Trong bốn ngày của đợt tập huấn lần thứ hai, dưới sự điều hành của các điều phối viên của Chương trình, các đại biểu đã tiếp tục tìm hiểu các nội dung của CRPD và giải quyết các vấn đề liên quan đến dữ liệu, xác định mức độ khuyết tật, năng lực pháp lý của người khuyết tật, các dịch vụ hỗ trợ, điều phối liên ngành, trách nhiệm giải trình, quản trị tài chính, ngân sách, xây dựng kế hoạch, đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa, bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và trẻ em khuyết tật… Các chủ đề của Chương trình tập huấn đều thu hút được sự quan tâm cao của các đại biểu tham dự, đây có thể là những khái niệm lần đầu được các đại biểu được tiếp cận hay qua việc điều hành, hướng dẫn của các điều phối viên các vấn đề này được hiểu đúng hơn, làm rõ hơn nhất là mối quan hệ giữa chúng cũng như giữa CRPD và các mục tiêu phát triển bền vững qua phương pháp tiếp cận giao thoa. Đặc biệt, nhiều chủ đề được các chuyên gia đến từ các cơ quan, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam chia sẻ những thông tin thực tế liên quan như vấn đề trách nhiệm giải trình, dữ liệu bao trùm, đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa, bình đẳng giới…

Ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam chia sẻ tại buổi Tập huấn

Có thể nói, qua Chương trình tập huấn, rất nhiều kiến thức liên quan đến CRPD và các mục tiêu phát triển bền vững đã được truyền tải hiệu quả, các đại biểu tham dự dưới sự hướng dẫn của các điều phối viên đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khuyết tật cũng như các lĩnh vực khác đã có cái nhìn cũng như góc tiếp cận phù hợp với CRPD và là cơ sở để việc triển khai CRPD cũng như các mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn thông qua các chính sách, kế hoạch, chương trình của Nhà nước. Như chia sẻ của ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cho rằng, sau Chương trình tập huấn, các đại biểu tham dự chính là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. Qua đó có thể áp dụng những kiến thức mới có được trên cơ sở cũng cố những kiến thức cũ của bản thân, tin tưởng rằng việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện CRPD cũng như các chính sách khác ở các địa phương sẽ hiệu quả hơn, sát thực tế, phù hợp yêu cầu, hoàn cảnh… trong thời gian tới. Chương trình cũng nhận được sự đánh giá cao và phản hồi tích cực từ các đại biểu tham dự.

Bà Caitlin Wiesen, đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam chia sẻ tại buổi Tập huấn

Đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen cho biết: Đây là một chương trình hợp tác được thực hiện với sự tham gia của các tổ chức UNDP, UNFPA, UNICEF và Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội và là một sự kiện rất ý nghĩa trong bối cảnh đặc biệt khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đang diễn ra tại Việt Nam. Đại diện UNDP ghi nhận và biểu dương sự linh hoạt và khả năng thích ứng của các đại biểu tham dự khi hoàn thành khóa học bằng hình thức trực tuyến cũng như ghi nhận tất cả những đóng góp có giá trị đặc biệt là các ý kiến của các tổ chức của NKT, đây là những động lực của sự thay đổi mà chúng ta đang mong muốn.

Văn phòng Liên hợp quốc tại Việt Nam rất vinh dự khi là một trong 26 đơn vị trong số hàng trăm đơn vị được lựa chọn tham gia chương trình toàn cầu đặc biệt này, tập hợp các tổ chức của Liên hợp quốc, tổ chức của NKT và các tổ chức xã hội khác để thực hiện CRPD và các mục tiêu phát triển bền vững đối với người khuyết tật. Và chỉ trong 7 buổi của Chương trình Tập huấn, các đại biểu đã đạt được mục tiêu học tập đề ra: làm quen và hiểu được các nội dung của CRPD với các mục tiêu phát triển bền vững về phát triển có hòa nhập của NKT để áp dụng phương pháp giao thoa trong các chương trình UNPRPD; Tăng cường và củng cố hiểu biết các tiển đề để hòa nhập NKT nhằm chuẩn bị xây dựng báo cáo phân tích bối cảnh quốc gia và các chương trình phối hợp một cách mạnh mẽ trong thời gian tới; Đánh giá cao sự đầu tư về thời gian, trí tuệ của và nỗ lực các đại biểu tham dự khóa học. Điều này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với sự nghiệp bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT. Bước đầu tiên sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong quá trình hướng  tới việc thu hẹp khoảng trống, đạt được các tiền đề để thực hiện CRPD, xây dựng luật pháp và chính sách cũng như hệ thống cung cấp dịch vụ quốc gia phù hợp với CRPD, trong khuôn khổ của chương trình UNPRPD trong hai năm tới. Sẽ hiện thực hóa những quyên tắc cốt lõi để không để ai bị bỏ lại phía sau – Đại diện UNDP tại Việt Nam cho biết thêm.

Bên cạnh đó, bà Caitlin Wiesen cũng giới thiệu một số hoạt động quan trọng liên quan đến UNPAPD trong thời gian tới: 1. Tham vấn để thu thập thông tin đầu vào của các bên liên quan, đặc biệt là các tổ chức của NKT để phân tích  bối cảnh của Việt Nam và chuẩn bị đề xuất gửi UNPRPD; 2. Hoàn thành báo cáo phân tích bối cảnh trong đó thể hiện các kết qủa và đầu ra chính cần đạt được trong 2 năm tới liên quan đến việc phát triển có hòa nhập NKT; 3. Sau khi UNPRPD phê duyệt phân tích bối cảnh, Liên hợp quốc ở Việt Nam hoàn thành đề xuất chính thức cho UNPRPD. Mong đợi sự hợp tác chặt chẽ trong quá trình phân tích bối cảnh và đề xuất chính thức cho UNPRPD.

Bà Dương Thị Vân (bên tay phải) và bà Đỗ Thị Huyền (áo đỏ bên tay trái) điều hành buổi tập huấn

Thay mặt Ban Tổ chức, bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội mong muốn trong thời gian tới, các đại biểu sẽ sẵn sàng để tiếp tục các bước tiếp theo là báo cáo phân tích, đề xuất gửi các cơ quan của UN để thực hiện một chương trình rất có ý nghĩa tại Việt Nam.

Tin tưởng rằng, với những hoạt động của Chương trình mà khởi đầu là những buổi tập huấn đầy ý nghĩa và hiệu quả này, người khuyết tật sẽ được đảm bảo tham gia có ý nghĩa vào đầy đủ các hoạt động, thực hiện đầy đủ các quyền đã được quy định tại CRPD trong đó bảo đảm sự hòa nhập một các bình đẳng mà không bị lề hóa vì bất cứ lý do, yếu tố nào nhất là trong việc thực hiện CRPD và các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.

Huy Văn


Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang