Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội: Tổ chức thành công Chương trình tập huấn Giới thiệu và định hướng về Công ước Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật, Mục tiêu phát triển bền vững và các tiền đề cho sự hoà nhập người khuyết tật lần thứ nhất

Trong ba ngày từ 19-21/05, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội phối hợp với chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã tổ chức thành công đợt tập huấn đầu tiên của Chương trình tập huấn về “Giới thiệu Chương trình Phối hợp Hợp tác  thúc đẩy Quyền của NKT giữa các tổ chức của Liên hợp quốc (UN PRPD) và Các Phương pháp tiếp cận giao thoa và tiền đề để phát triển có hòa nhập NKT”.

Bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội chia sẻ về nội dung liên quan đến thiết kế phổ quát

Trong đợt tập huấn đầu tiên của Chương trình tập huấn, với sự tham dự của trên 50 đại biểu đến từ nhiều cơ quan, ban ngành, đại diện lãnh đạo các tổ chức của và vì người khuyết tật trong cả nước cùng đại diện các các tổ chức quốc tế, phi chính phủ đã hoàn thành mục tiêu đề ra.

Sau ba ngày tập huấn, các đại biểu tham dự đã cùng nhau tìm hiểu về các nội dung như: Tổng quan về Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và mục tiêu phát triển bền vững; kết nối giữa Công ước và các mục tiêu phát triển bền vững; thực hiện Công ước và các mục tiêu bền vững trên cơ sở thay đổi mang tính hệ thống và tiếp cận đa ngành; các nội dung về bình đằng, không phân biệt đối xử và khả năng tiếp cận…

Cũng trong ba buổi tập huấn các đại biểu cùng nhóm điều phối của Chương trình đã làm rõ hơn các khái niệm giải quyết nhiều vấn đề về người khuyết tật, điều chỉnh hợp lý, nâng cao nhận thức, các dạng phân biệt đối xử, các mô hình giải quyết vấn đề khuyết tật, các khả năng tiếp cận, mô hình tiếp cận, các yếu tố hòa nhập; những thay đổi mang tính hệ thống… Đặc biệt, Chương trình tập huấn bên cạnh hướng việc tìm hiểu, củng cố các kiến thức về mặt lý thuyết đã dành khá nhiều thời gian của Chương trình tập huấn để các đại biểu chia nhóm thảo luận bằng những tình huống thực tế trên nhiều phương diện của cuộc sống mà ảnh hưởng trực tiếp đến người khuyết tật như: Tình huống về phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong lao động, giáo dục, y tế, chinh trị; giải quyết các bài tập thực hành để củng cố kiến thức lý thuyết; hay đơn giản là thông qua các trò chơi để các đại biểu vừa giải trí, vừa thu nạp kiến thức cũng như giao lưu, chia sẻ giữa các đại biểu. Qua đó, không chỉ giúp đại biểu có thể nhớ lâu hơn, hiểu kỹ hơn về nội dung tập huấn mà còn giúp đại biểu có kỹ năng để giải quyết tình huống trong trường hợp thực tế.

Đồng thời, bằng cách giải quyết tình huống thực tế gắn với đời sống xã hội, các đại biểu cũng biết thêm những quy định và chính sách hiện hành của Việt Nam đối với người khuyết tật, những vướng mắc trong thực tiễn đời sống, những khoảng trống pháp lý liên quan đến việc thực hiện Công ước, các mục tiêu phát triển bền vững cũng như các chính sách khác liên quan đến người khuyết tật từ đó cùng nhau thảo luận để tháo gỡ những vướng mắc, hạn chế…

Bà Đỗ Thị Huyền, Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Bắc Từ Liêm điều hành phiên thảo luận nhóm

Bên cạnh đó, dưới sự trợ giúp, điều hành của các điều phối viên đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực người khuyết tật đến từ Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội như bà Dương Thị Vân, bà Đỗ Thị Huyền cùng một số điều phối viên là cán bộ của các tổ chức của Liên hợp quốc đã giúp đại biểu có cách tiếp cận phù hợp với Chương trình tập huấn cũng như giải đáp rất nhiều những vấn đề bên lề liên quan giúp cho Chương trình tập huấn đạt kết quả như mục tiêu đề ra. Không những vậy, dù mới chỉ qua đợt tập huấn lần thứ nhất nhưng có thể nói đây là một trong những Chương trình tập huấn với ý tưởng được đánh giá cao, mang lại nhiều kiến thức mới, củng cố và giúp hiểu đúng hơn các nội dung của công ước cũng như các chương trình, chính sách liên quan, từ đó để thực thi Công ước cũng như các chương trình khác một cách hiệu quả, hướng tới hoàn thành mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Đây cũng chính là những đánh giá tích cực của nhiều đại biểu đến từ Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội… khi được hỏi về cảm nhận sau ba ngày tập huấn đợt 1 của Chương trình.

Kết luận sau ba ngày tập huấn, Bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội, đại diện Ban Tổ chức cho biết: Qua ba buổi tập huấn, các đại biểu đã cùng nhau  trao đổi, chia sẻ, thảo luận rất tích cực, vui vẻ và hào hứng, không chỉ hoàn thành giải quyết các nội dung mục tiêu của đợt đầu tiên trong Chương trình tập huấn mà còn có rất nhiều ý kiến hay để Ban Tổ chức có thể tập hợp lại và tham khảo sau này. Bà Vân cũng chia sẻ thêm thông tin về thời gian tổ chức đợt tập huấn thứ hai vào bốn ngày trong tháng 06 tới đây, nội dung của buổi tập huấn tiếp tục là các vấn đề liên quan về Công ước và các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Tin tưởng rằng, với những kết quả bước đầu Chương trình tập huấn mang lại cũng như sự tham gia tích cực với sự đánh giá cao về nội dung Chương trình tập huấn, thành công của đợt tập huấn thứ nhất sẽ là tiền đề để các đợt tập huấn tiếp theo thành công tốt đẹp, hoàn thành tốt các mục tiêu của Chương trình đề ra. Qua đó, không chỉ giúp các đại biểu có hiểu biết sâu sắc hơn, toàn diện hơn mà có nhiều góc nhìn, cách tiếp cận hơn để góp phần thực thi tốt hơn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và 17 Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung để người khuyết tật thực sự được hòa nhập bình đẳng, đẩy đủ cũng như hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Đỗ Văn

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang