Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội: Tập huấn Giới thiệu Chương trình Phối hợp Hợp tác thúc đẩy Quyền của NKT giữa các tổ chức của Liên hợp quốc (UN PRPD) – Các Phương pháp tiếp cận giao thoa và tiền đề để phát triển có hòa nhập NKT

(ĐHVO). Với mục tiêu của UN PRPD thúc đẩy thực hiện Công ước LHQ về Quyền người khuyết tật (CRPD), Các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (SDGs) liên quan đến hoà nhập khuyết tật, tập trung vào việc các thay đổi về chính sách một cách có hệ thống và các tiền đề để đảm bảo hòa nhập khuyết tật, trong các ngày 1921 và 2426/05/2021, Hội người khuyết tật Hà Nội đã phối hợp với chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức 2 đợt tập huấn giới thiệu Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD) và mối liên hệ với các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), các tiền đề cho sự hòa nhập người khuyết tật, và các phương pháp tiếp cận giao thoa. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chương trình tập huấn đã được Ban Tổ chức tổ chức trực tuyến.

Ảnh chụp màn hình một số đại biểu tham dự Chương trình tập huấn

Tham dự Chương trình có bà Đặng Huỳnh Mai, Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; bà Sitara Syed, Phó Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam; ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cùng các đại biểu là đại diện các cơ quan chính phủ, các tổ chức của và vì NKT, các cá nhân người khuyết tật có ảnh hưởng đến cộng đồng, một số cơ quan báo chí. Tại Chương trình tập huấn, các đại biểu sẽ được chia sẻ các kiến thức về cách thức triển khai và áp dụng Công ước về quyền của NKT và các mục tiêu phát triển bền vững vào thực tế nhằm đáp ứng được nhu cầu của quốc gia. Đây cũng là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động thúc đẩy quyền của người khuyết tật, được ba tổ chức đồng thực hiện trong khuôn khổ Quỹ Ủy thác đa Tài trợ Dự án Hợp tác thúc đẩy quyền của người khuyết tật giữa các tổ chức của Liên Hợp Quốc (UNPRPD MPTF).

Bà Đặng Huỳnh Mai – Chủ tịch Liên hiệp hội phát biểu tại Chương trình tập huấn

Thay mặt Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt nam phát biểu tại Chương trình, NGND. TS. Đặng Huỳnh Mai, Chủ tịch Liên hiệp hội cho biết: Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang quan tâm đến vấn đề hòa nhập cho người khuyết tật, một lực lượng yếu thế và thường gặp nhiều khó khăn trong đời sống xã hội. Với mục tiêu của Tập huấn lần này là để  giới thiệu một số nội dung cơ bản của Công ước, mục tiêu phát triển bền vững của thế giới đến 2030 cùng các tiền đề cho sự hòa nhập của người khuyết được đảm bảo trên cơ sở hiểu biết về lý thuyết thay đổi chính sách một cách có hệ thống và cách thức triển khai áp dụng Công ước vào các mục tiêu phát triển bền vững. Bà Mai cũng mong muốn Quỹ ủy thác đa tài trợ Dự án hợp tác thúc đẩy quyền của người khuyết tật giữa các tổ chức của Liên hợp quốc quan tâm hỗ trợ để Liên hiệp hội có thể đồng hành cùng các tổ chức của người khuyết tật Việt Nam trong quá trình thúc đẩy hòa nhập đối với người khuyết tật.

Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – Ảnh minh họa

Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Ông Kamal Malhotra chia sẻ thêm các thông tin liên quan đến Quỹ Ủy thác và Chương trình tập huấn trong đó tập trung vào mục tiêu tăng cường thực thi Công ước về quyền của người khuyết tật; thúc đẩy hoà nhập và tăng cường thay đổi chính sách; Khung hoạt động chiến lược mới đã công nhận những thách thức thu hẹp khoảng cách đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp… Cũng theo ông Kamal, sự chuyển hướng và tập trung vào các điều kiện tiên quyết ở các quốc gia. Các tiền đề này là bình đẳng, không phân biệt đối xử; khả năng tiếp cận, hòa nhập; trách nhiệm giải trình về quản trị cùng ba phương pháp tiếp cận giao thoa: Tạo điều kiện cho NKT tham gia đầy đủ và hiệu quả thông qua đại diện; đảm bảo hòa nhập cho nhóm NKT bị tách biệt, lề hóa; giải quyết bất bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật…. Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng hy vọng với tư cách là 1/26 quốc gia được lựa chọn trên 110 quốc gia đăng ký, qua hoạt động đầu tiên là Chương trình tập huấn này, các đại biểu sẽ hiểu sâu sắc hơn tại sao NKT được đưa vào mục tiêu phát triển; Việt Nam đã biến 17 mục tiêu của LHQ thành 15 mục tiêu của VN trong đó NKT được quan tâm đặc biệt… Và để đảm bảo kết quả trong mục tiêu phát triển đến năm 2030 thì cần thực hiện đầy đủ trong đó cần có sự nỗ lực chung của mọi người bên cạnh Chính phủ cũng như NKT cần được trao quyền và tham gia khóa tập huấn với tư cách là tác nhân của sự thay đổi đồng thời cần sự cam kết mạnh mẽ cống hiến vì quyền của NKT trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Bà Dương Thị Vân – Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội, đại diện Ban Tổ chức trao đổi một số nội dung chính của Chương trình tập huấn

Đại diện cho Ban Tổ chức, Chủ tịch Hội Người khuyết tật Hà Nội, bà Dương Thị Vân đã trao đổi về các nội dung chính trong ba ngày của đợt tập huấn lần thứ nhất. Cụ thể: Ngày thứ nhất tìm hiểu về các nội dung: 1. Tổng quan về Tập huấn và Chương trình phối hợp UN PRPD và tổng quan về Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Ngày tập huấn thứ hai sẽ tập trung vào các nội dung: 1. Kết nối giữa Công ước và các mục tiêu phát triển bền vững, 2. Thực hiện Công ước và các mục tiêu phát triển bền vững: Thay đổi mang tính hệ thống và sự tiếp cận đa ngành, 3. Các nội dung về bình đẳng không phân biệt đối xử; Ngày thứ ba các đại biểu sẽ trao đổi các nội dung về bình đẳng không phân biệt đối xử và khả năng tiếp cận. Sau mỗi buổi tập huấn, Ban Tổ chức sẽ tóm tắt lại nội dung từng phần và chia sẻ cho các đại biểu… – Bà Vân cho biết thêm.

Tin tưởng rằng, trong  ba ngày tập huấn của đợt một, với sự tham gia của các đại biểu đều là chuyên gia trong nhiều nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực người khuyết tật, Chương trình tập huấn sẽ sử dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia; các mong muốn, hy vọng của các đại biểu về kết quả buổi tập huấn sẽ đạt được… Qua đó, không chỉ góp phần vào sự thành công của buổi tập huấn, mà còn góp phần thúc đẩy người khuyết tật hòa nhập cũng như việc thực thi chính sách, Công ước và mục tiêu phát triển bền vững.

Hải Phong

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang