Hội nghị trao đổi kinh nghiệm quản lý và bảo tồn giá trị các di tích lịch sử văn hóa tại khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc

(ĐHVO) Thực hiện kế hoạch năm 2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác quản lý và bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá tỉnh Hải Dương. Sáng ngày 30/5/2019, tại Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Hải Dương; Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Chí Linh phối kết hợp tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm quản lý và bảo tồn giá trị các di tích lịch sử văn hoá.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Phòng Di sản văn hóa; Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc; Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Chí Linh và Hải Dương; Ban Quản lý di tích thành phố Chí Linh, đại diện cán bộ phụ trách văn hoá của các xã, phường, các điểm di tích hai thành phố Chí Linh và Hải Dương.

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị, Tiến sĩ sử học Lê Duy Mạnh – Phó trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã trình bày, trao đổi một số vấn đề về: di tích, kiến trúc cổ, bài trí tượng thờ và đồ thờ tại di tích, tín ngưỡng thờ mẫu; Thạc sĩ Vũ Trường Sơn – Trưởng phòng Di sản Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao đổi thảo luận, nêu sơ lược Nghị định 166 của Chính phủ về việc tu bổ di tích; Thạc sĩ Bùi Văn Đạt – Phó trưởng phòng Di sản Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương bổ sung, trao đổi về cách điều tra, làm phiếu kiểm kê di tích thờ và thực hành tín ngưỡng tam phủ của người Việt trên địa bàn.

Tiến sĩ sử học Lê Duy Mạnh – Phó trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã trình bày, trao đổi một số vấn đề về di tích, kiến trúc cổ

Thời gian qua, mặc dù các cấp, ngành chức năng đã quan tâm, chú trọng đến công tác tôn tạo, tu bổ di tích nhưng trên thực tế, vẫn còn một số di tích bị xuống cấp trầm trọng, việc phát huy giá trị còn nhiều hạn chế. Để bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, cung cấp kiến thức cơ bản cho đội ngũ cán bộ quản lý. Ngoài công tác quản lý nhà nước, cần chú ý đến vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm các hiện vật có liên quan đến di tích.

Đặc biệt, phối hợp với ngành du lịch trong, ngoài tỉnh xây dựng chương trình, tour tuyến gắn với các di tích lịch sử nhằm thu hút khách du lịch, để du khách không những biết đến lịch sử văn hóa mà còn hiểu hơn về di tích của địa phương nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung.

Đại diện các ban, ngành, cán bộ phụ trách văn hóa của địa phương tham gia hội nghị

Hội nghị đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho đội ngũ cán bộ quản lý di tích trên địa bàn về hệ thống và cách bài trí tượng thờ; cách thực hành tín ngưỡng tam, tứ phủ; nội dung và và cách kiểm kê di tích từ đó nắm rõ những giá trị và thực trạng di tích từng bước đề ra những phương pháp tu bổ, tôn tạo hợp lý, phát huy giá trị văn hóa lịch sử di tích, đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn phát huy giá trị văn hóa chung của toàn tỉnh.

Ngọc Xuân – Hà Minh

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang