Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Tri ân các thầy, cô giáo nhân ngày 20-11

(ĐHVO). Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn cao cả, ý nghĩa của dân tộc ta. Truyền thống đó càng được thắp sáng và khơi dậy trong ngày 20/11 – kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để những người học trò và cả xã hội cùng nhau hướng về, tri ân các thầy cô, những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 167-HĐBT, lấy ngày 20/11 làm ngày “Nhà giáo Việt Nam”. Từ đó, ngày 20/11 trở thành ngày lễ để các thế hệ học sinh, sinh viên, học viên… bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các thầy cô giáo. Cũng vào ngày này, toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, góp phần lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế – văn hoá”. Bởi vậy mà từ ngàn đời nay, nghề giáo luôn được xã hội tôn trọng; người thầy, người cô luôn được nhắc đến với tất cả sự biết ơn, thành kính bởi những đóng góp, cống hiến của họ cho sự nghiệp “trồng người”.

Hòa chung không khí lễ Kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2020), thầy và trò Trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã cùng nhau ôn lại truyền thống và vinh danh các nhà giáo; đồng thời khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân đã có những thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tốt, nghiên cứu tốt, quản lý, phục vụ tốt.

Lớp Cao cấp chính trị K71.A21 tặng hoa chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các học viên tham quan phòng Truyền thống của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Lễ Khai giảng Lớp Cao cấp lý luận Chính trị K71 của Học viện

Các giảng viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Theo Quyết định 145-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ chính trị ban bí thư và là đơn vị tài chính cấp I.

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tự hào là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội. Đồng thời Học viện là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Lý luận Mac-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu về các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Tập thể Lớp Cao cấp chính trị K71.A21 trong một buổi học

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để các thế hệ học trò trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bày tỏ lòng biết ơn, quý trọng hơn những người thầy đang ngày đêm cống hiến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà còn là dịp để các học viên tìm hiểu và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường.

Trong hơn 70 năm qua, các thế hệ nhà giáo của Học viện đã không ngừng cống hiến thực hiện nhiệm vụ Đảng, nhà nước đã đề ra và phát triển Học viện ngày càng vững mạnh. Bởi vậy, đến nay Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tích vẻ vang, được Đảng, Nhà nước quyết định tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, Huân chương Sao Vàng và Huân chương Hồ Chí Minh.

Học viện là một trong các đơn vị nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, cung cấp luận cứ khoa học cho Trung ương Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng Đảng và Nhà nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị đồng thời tham gia cùng các cơ quan để chuẩn bị dự thảo văn kiện các kỳ Đại hội Đảng.

Không những vậy, Học viện đi đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ lý luận chính trị nòng cốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu về cán bộ của sự nghiệp cách mạng nước ta trong các giai đoạn. Bên cạnh đó, Học viện đã thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế khi tham gia đào tạo nhiều cán bộ cho Đảng nhân dân cách mạng Lào và Đảng cách mạng Cam-pu-chia. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước trên thế giới trên ba lĩnh vực: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học và tham quan thực tiễn, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Thư viện Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nhằm tạo điều kiện, môi trường học tập tốt, Học viện đã tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý điều hành, đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Hệ thống giảng đường lớp học, nhà ở học viên, nhà làm việc được đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh hệ thống giảng đường, Học viện chú trọng phát triển thư viện với hàng trăm ngàn đầu sách, tạp chí, tài liệu phong phú, đa dạng; thường xuyên được cập nhật đáp ứng tốt nhu cầu tự học tập, nghiên cứu của cán bộ và học viên; góp phần đổi mới phương pháp dạy – học, kích thích sự chủ động, sáng tạo của người học, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.


Để có thành quả ngày hôm nay, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phấn đấu, nỗ lực, nêu cao tư tưởng tiến công, ra sức thi đua thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”. Hứa hẹn trong tương lai, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vẫn sẽ phát triển vững mạnh, xứng đáng niềm tin yêu của Đảng, nhà nước và nhân dân.

Hồng Thái

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang