Học tập suốt đời với giá trị lan tỏa giúp người mù vươn lên hòa nhập cộng đồng

ĐHVO). Hướng tới chào mừng ngày Chữ Braille thế giới và kỉ niệm 170 năm ngày mất của ông Louiss Braille, người phát minh ra chữ Braille – loại chữ đặc biệt dành cho người mù trên toàn thế giới, ngày 4/1/2022, Hội người mù Việt Nam kết hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi “Đọc và viết nhanh chữ Braille” dành cho người mù toàn quốc cùng lễ tổng kết và trao giải hội diễn “Tiếng hát từ trái tim lần thứ VI”.

Đến dự buổi lễ có Ông Nguyễn Hồng Ngọc – Phó Vụ Trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội; Bà Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Trương Minh Linh Giang – đại diện Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Ông Phạm Viết Thu – Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam cùng các bên liên quan.

Về Hội diễn “Tiếng hát từ trái tim lần thứ VI”, Hội Người mù Việt Nam phối hợp tổ chức 5 năm một lần nhằm tạo sân chơi lành mạnh và không khí vui tươi trong toàn Hội, đẩy mạnh phong trào văn hoá văn nghệ của hội viên; phát hiện năng khiếu văn nghệ để bồi dưỡng, đào tạo phục vụ cho hoạt động Hội và xã hội, góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hoá.

Dù không tổ chức trực tiếp, nhưng Hội diễn “Tiếng hát từ trái tim lần thứ VI” đã để lại dấu ấn không quên trong lòng đông đảo anh chị em cán bộ, hội viên cả nước; đánh dấu sự trưởng thành về mặt chuyên môn, kỹ thuật, phong cách biểu diễn cũng như gửi đến cộng đồng hình ảnh về những người khiếm thị tự tin, luôn lạc quan vui tươi, yêu cuộc sống sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng, xã hội. Ban Giám khảo, Ban Tổ chức đã chấm điểm và trao 23 Huy chương Vàng, 30 Huy chương Bạc, 23 tiết mục đạt giải khuyến khích cùng 1 giải phụ được nhiều khán giả yêu thích.

Về Hội thi “Đọc và viết nhanh chữ Braille”, đây là đợt sinh hoạt văn hóa tinh thần đầy ý nghĩa, tuyên truyền đến các cấp, các ngành cùng cộng đồng xã hội hiểu hơn về khả năng của người mù trong lao động, học tập. Trên thực tế, chữ Braille có ý nghĩa to lớn trong đời sống người khiếm thị, là phương tiện quan trọng giúp người khiếm thị tiếp cận với thông tin, tri thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, có 16 Tỉnh, Thành hội tổ chức được hội thi, gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định và Bình Dương. Với 2 nội dung Đọc, viết nhanh chữ Braille Tiếng Việt (theo 2 nhóm tuổi: Từ 15 tuổi đến 35 tuổi và từ 36 tuổi trở lên) và Đọc, viết nhanh chữ Braille Tiếng Anh.  Cả 2 nội dung thi đều gồm 3 phần thi chính là: đọc nhanh chữ Braille, viết nhanh chữ Braille và viết cảm nhận theo chủ đề bằng chữ Braille.

Tại buổi lễ, Vụ Giáo dục Thường xuyên tự hào chia sẻ: tiền thân của Hội người mù Việt Nam chính là từ một cơ sở GDTX, Trường chữ nổi Ba Đình do thương binh Trần Công Nhuận là hiệu trưởng. Từ những ngày đầu cách đây 53 năm, được sự quan tâm của Bác Hồ, những người thương binh mất đi đôi mắt đã vươn lên thành những người chiến sĩ “tàn nhưng không phế” trên mặt trận xây dựng và kiến thiết đất nước, đến nay những thành công của những hội viên hội người mù trong kỷ nguyên số, bên cạnh nỗ lực tự học đọc, học viết, vẫn không ngừng học công nghệ thông tin, học ngoại ngữ.


PGS.TS. Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên xúc động cho biết “Đây là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Hội Người mù Việt Nam tổ chức Cuộc thi “Đọc viết nhanh chữ Braille”, nhưng nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã hội, đặc biệt của ngành giáo dục và hệ thống Hội người mù trên toàn quốc, phong trào tự học, cùng học chữ Braille của hội viên Hội người mù Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận.”. Kết quả đã cho thấy hhàng chục ngàn hội viên Hội Người mù có thể đọc thông viêt thạo, hơn 700 hội viên trẻ đã và đang học hoàn thiện chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học. “Nhằm thúc đẩy việc học xóa mù chữ và chống tái mù chữ bằng chữ nổi Braille, rèn luyện và sử dụng chữ Braille trong học tập, công tác và đời sống của người mù, cuộc thi năm 2021 này đã thể hiện được bước đầu những nỗ lực của những hội viên trong những phần thi đọc viết nhanh chữ Braille tiếng Anh, của những hiệp sĩ công nghệ thông tin góp một phần ý nghĩa thúc đẩy học tập suốt đời, tiến tới xây dựng thành công xã hội học tập” PGS.TS. Vũ Thị Tú Anh nói.

Cũng tại buổi lễ, ông Phạm Viết Thu – Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam cho biết nhờ sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân, sự đồng hành của các cấp Hội trong việc đào tạo giáo viên, sản xuất học cụ, xây dựng giáo trình, tài liệu, tổ chức lớp học, đến nay, người mù tham gia được tham gia học tập, gần 700 hội viên trẻ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, hàng nghìn em đang học phổ thông,.. Qua chương trình tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin được Hội triển khai năm 2002, hàng nghìn cán bộ, hội viên đã coi máy vi tính, điện thoại thông minh là phương tiện không thể thiếu được trong học tập, công tác và cuộc sống.

Chữ Braille đã thắp sáng niềm ước mơ được đến trường và đồng hành với nhiều thế hệ người khiếm thị cả nước cũng như trên thế giới trên con đường học tập, làm việc. Hội thi đã nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên các cấp Hội và cộng đồng về vị trí, tầm quan trọng, thiết thực của chữ Braille đối với người khiếm thị. Ban Tổ chức trao bằng khen cho 23 thí sinh có thành tích xuất sắc, 30 thí sinh có thành tích tốt cho những nỗ lực trong việc học tập, rèn luyện, tích cực sử dụng chữ Braille trong học tập, công tác và đời sống hàng ngày.



Trao giải cho các thí sinh có thành tích xuất sắc

Với những ý nghĩa lớn mang lại, trong thời gian tới, thông điệp của hội thi và hội diễn – về sự trường tồn của chữ Braille sẽ tiếp tục được lan toả. Giá trị của chữ Braille trong thực tiễn kết hợp với công nghệ thông tin được duy trì và phát triển sẽ giúp người mù có cơ hội tiếp cận, trao đổi thông tin, tri thức và học tập suốt đời, vươn lên hoà nhập cộng đồng và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội./.

Xuân Phương


Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang