Học tập cộng đồng phát triển nguồn tài nguyên con người

Lâu nay, nhiều người cho rằng học tập sẽ phát huy hiệu quả ở trường, trên lớp. Vậy việc học tại các trung tâm học tập cộng đồng – nơi có vai trò trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường – cộng đồng – xã hội đang được nhìn nhận như thế nào?

Nền tảng bồi dưỡng công dân

Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) là cơ sở giáo dục thường xuyên ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhằm thúc đẩy học tập dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững, tạo điều kiện cho việc chia sẻ các nguồn lực sẵn có và học tập lẫn nhau giữa các tổ chức cũng như những người làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 2919 ngày 10/8/2018, trong phần Phương hướng chung, có nêu rõ: Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn. Mục tiêu đó hướng tới việc xây dựng nên “người công dân tốt, có ý thức và xây dựng đất nước”.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động tại trung tâm học tập cộng đồng ở Hà Nội

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Nguyễn Duy Thìn – Phó Trưởng Phòng giáo dục thường xuyên chuyên nghiệp, Phụ trách nội dung xây dựng xã hội học tập và các trung tâm học tập cộng đồng Sở Giáo dục Hà Nội cho biết: “Hà Nội hiện tại có 584 trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi trung tâm có những hình thức hoạt động riêng. Ở Cầu Giấy, mỗi tổ dân phố hoạt động như một trung tâm học tập cộng động nhỏ. Mỗi Phường cũng là một trung tâm. Trung tâm nhỏ nằm trong trung tâm lớn của Quận. Ở Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên cũng tổ chức học tập cộng đồng khá hiệu quả. Theo khảo sát của sở, mỗi năm ở đây có hơn 80 chuyên đề phục vụ như cầu người dân, tổ chức nội dung chuyên đề theo những gì dân cần. Đặc biệt ở Quận Đống Đa hiện tại đã có phương pháp để điều tra được nhu cầu học tập của người dân để thực hiện tốt các hoạt động phát triển công dân có ích cho xã hội. Đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của các trung tâm học tập cộng đồng.”

Cùng với Hà Nội, Trung tâm học tập cộng đồng xã Minh Tiến được coi là “điểm sáng” về xây dựng xã hội học tập trong hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng của tỉnh Phú Thọ. Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Ngọc Lưu, Bí thư Đoàn – Phó Giám đốc trung tâm – Phó chủ tịch Hội khuyến học xã Minh Tiến, Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cho biết: “Với kinh nghiệm 9 năm làm công tác giáo dục cộng đồng, xã Minh Tiến đã chủ trì điều phố tổ chức với số lớp học đã mở hàng năm trên 140 lớp học, số học viên tham gia học tập hơn 6000 lượt học viên. Chúng tôi luôn đổi mới phương pháp để đáp ứng giáo dục cộng đồng đối với mỗi thời kỳ và giai đoạn khác nhau.”

Học tập cộng đồng thông qua trung tâm học tập cộng đồng là “dạy những gì muốn học, học điều gì cho xã hội tốt lên”. Căn cứ từ thực tế, học tập cộng đồng cần được triển khai toàn diện, hiệu quả, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân, đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; góp phần nâng cao nhận thức của người dân về học tập thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.

Nhìn nhận được vai trò của việc học, bồi dưỡng công dân tốt của các trung tâm học tập cộng đồng sẽ thấm sâu, lan rộng ở nhiều địa bàn cơ sở. Học tập cộng đồng tại các trung tâm học tập cộng đồng không chỉ đóng góp vào việc giáo con người mà còn giúp củng cố niềm tin cần thiết để xây dựng một xã hội bền vững.

Trách nhiệm không chỉ riêng ngành giáo dục

Theo Quyết định 89/QĐ-TTg, 281/QĐ-TTg và Thông tư 44 năm 2014 của Bộ về “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020”, việc xây dựng các mô hình học tập, nội dung học tập trong hệ thống giáo dục thường xuyên cũng mở ra những hướng mới. Theo đó, học tập cộng đồng thông qua trung tâm học tập cộng đồng huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chứ không riêng ngành giáo dục.

Nguồn lực huy động cho giáo dục cộng đồng là chính ở nội tại cộng đồng mình sống. Để người học nhận thấy được việc cần thiết để nâng cao trình độ, việc tạo cơ hội học tập rộng rãi cho mọi người đã góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ hiểu biết trong nhân dân, mở ra cơ hội đổi thay cho mỗi người.

Quan sát rộng thêm, sẽ thấy không phải tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận bình đẳng đối với các hệ thống kiến thức khác nhau. Công dân có lứa tuổi khác nhau, nhưng do nhu cầu công việc cần phải được đào tạo nâng cao trình độ. Bởi vậy, các tổ chức đóng vai trò tạo điều kiện cho việc học tập và hành động dựa vào cộng đồng.

Thiết nghĩ, học tập cộng đồng cần người làm giáo dục có tâm, yêu nghề và biết “hi sinh” cho nghề. Học tập cộng đồng là một cấu trúc giáo dục mở trong cấu trúc lớn là xã hội học tập, mà xã hội học tập là một mô hình giáo dục mở. Việc duy trì học tập cộng đồng vẫn là cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu tâm đến vấn đề chất lượng, bởi lẽ được coi là quan tâm hàng đầu nhằm phát triển bền vững một hình thức đào tạo. Có như vậy, HTCĐ sẽ góp phần bồi dưỡng công dân tốt và phát triển nguồn tài nguyên con người cho xã hội.

Xuân Phương

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang