Học mà chơi – Chơi mà chữa lành & thành tài

(ĐHVO). “Học mà chơi – Chơi mà chữa lành & thành tài” là phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ độc lạ được chia sẻ tại buổi cà phê gặp gỡ và đối thoại diễn ra vào chiều ngày 01/04 tại Shophouse 09 Park 1, Times City (458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội).


Hiện nay, mặc dù chưa có con số cụ thể về số lượng trẻ em tự kỷ tại Việt Nam, nhưng theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 1/2019, nước ta có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó có khoảng 1 triệu người mắc chứng tự kỷ. Và đến hiện tại, con số này không còn chỉ dừng lại ở mức 1 triệu nữa mà đã có sự gia tăng và quan ngại hơn là phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ vẫn chưa được nhiều người quan tâm và hưởng ứng.

Chiều ngày 01/04, tại Shophouse 09 Park 1, Times City (458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra buổi cà phê gặp gỡ và đối thoại, chủ trì bởi GS.TS. Nguyễn Ái Việt, có sự tham gia của diễn giả TS. Phan Quốc Việt, diễn giả Tạ Duy Anh và các khách mời đến từ mọi miền đất nước. Tại đó, các diễn giả đã cùng nhau chia sẻ về phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ “Học mà chơi – Chơi mà chữa lành & thành tài”.

Tự kỷ là các rối loạn liên quan đến sự phát triển thần kinh không bình thường, gây ra sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, hành vi rập khuôn và lặp đi lặp lại. Do đó, phương pháp giáo dục đối với người mắc chứng tự kỷ đặc biệt là trẻ em tự kỷ cực kỳ khó khăn, phải dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, nhưng lại đóng vai trò to lớn cho nền giáo dục và sự phát triển chung của xã hội.

TS. Phan Quốc Việt được biết đến với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tâm Việt Group, nơi đã đào tạo và chữa trị cho rất nhiều trẻ tự kỷ trên toàn quốc. Phương pháp giáo dục của ông rất hiện đại, mới mẻ và khác hẳn với truyền thống, không dùng thuốc mà chỉ tập luyện bằng các dụng cụ bình thường như xe đạp một bánh, quả bóng,… Theo ông Việt, khác với những căn bệnh khác, tự kỷ là một chứng bệnh đặc thù, cần phải tạo lập cho các cháu một môi trường hoạt động riêng, trong đó, các cháu có cộng đồng, có tình yêu thương và được hướng dẫn luyện tập và dạy bảo lẫn nhau, bởi chỉ có những người đồng cảnh ngộ mới có thể thấu hiểu và đồng cảm với nhau. Phương pháp của ông là lấy việc vui chơi, những điều tạo nên cảm giác thoải mái để chữa lành căn bệnh thế kỷ này cho bệnh nhân. Ông có năng khiếu sư phạm đặc biệt khi có khả năng biến những bài thuyết trình thuần túy thành hoạt động trí tuệ – nghệ thuật, từ đó khơi dậy khả năng tập trung của các bé tự kỷ. Ông chia sẻ: “Cuộc đời không nghiêm túc như chúng ta nghĩ, nhưng chúng ta hãy vui đùa một cách nghiêm túc.” Tại sao ông nói thế? Hàm ý của ông nằm ở chỗ, tại Trung tâm Tâm Việt các em được huấn luyện một cách bài bản, có hệ thống thông qua hoạt động vui chơi, nghệ thuật. Ở đó, môi trường sinh hoạt như một đại gia đình, các em chia sẻ và tự dạy bảo lẫn nhau, cùng nhau luyện tập và thành tài, đúng như câu nói “Học mà chơi – Chơi mà chữa lành & thành tài”.


TS. Phan Quốc Việt và các khách mời tại buổi chia sẻ


TS. Phan Quốc Việt và các khách mời tại buổi chia sẻ

Tại buổi chia sẻ, kỷ lục gia nhí Nguyễn Khắc Hưng – học trò của TS. Phan Quốc Việt cùng các bạn của mình đã trình diễn các tiết mục nghệ thuật, ảo thuật hết sức ấn tượng. Nghe tiếng đàn hát trong trẻo và phong thái tự tin khi trình diễn của em, có lẽ chẳng ai có thể nghĩ em từng là một người bị tự kỷ nặng và có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ấy thế mà cái duyên đã đem em đến với thầy Việt, em được thầy Việt hướng dẫn và đào tạo theo một lộ trình bài bản, nhờ thế mà em trở thành kỷ lục gia nổi tiếng, được đông đảo khán giả ủng hộ, đặc biệt là những phụ huynh có con em mắc chứng tự kỷ.


Kỷ lục gia Nguyễn Khắc Hưng biểu diễn tại buổi chia sẻ

Cảm nhận được sự kỳ diệu từ phương pháp giáo dục đặc biệt mà TS. Phan Quốc Việt dày công nghiên cứu đối với trẻ em khuyết tật, khách mời và khán giả tại buổi cà phê gặp gỡ và đối thoại không khỏi thán phục trước những tâm huyết, công sức mà TS. Phan Quốc Việt, người thầy của trẻ em tự kỷ đã đóng góp và gây dựng. Dưới thực trạng Việt Nam ngày càng có nhiều người mắc chứng tự kỷ, mong rằng chúng ta sẽ cùng chung tay xây dựng và chia sẻ những phương pháp giáo dục mới lạ và hiệu quả, để giúp đỡ người tự kỷ bước ra khỏi rào cản và tự tin trước cộng đồng, xã hội.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang