Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao đối với Người khuyết tật – Cái nhìn dưới góc độ pháp luật và thực tiễn

(DHVO) Bởi NKT là những người đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên để tạo điều kiện cho người khuyết tật được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giải trí, du lịch …Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ tối đa cho NKT

1. Chính sách của Nhà nước về Hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch đối với NKT

Luật NKT, cùng các văn bản hướng dẫn như Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí du lịch đối với NKT như sau:

Về hoạt động động văn hóa, TDTT, giải trí du lịch đối với NKT

– Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của NKT; tạo điều kiện để NKT được hưởng thụ văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch

– NKT đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:

+ Bảo tàng, di tích văn hóa – lịch sử, thư viện và triển lãm;  Nhà hát, rạp chiếu phim; Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động TDTT trong nước; Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.

+ NKT nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.

– Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho NKT phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.

– Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch phù hợp với NKT.

Về tổ chức hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch của NKT

Hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch của NKT được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch của NKT.

Đại hội thể thao NKT toàn quốc, giải thi đấu thể thao, hội thi văn nghệ của NKT được tổ chức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của NKT và điều kiện kinh tế – xã hội.

Về trách nhiệm của cơ sở văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch

Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi để NKT tham gia sinh hoạt văn hóa, tập luyện TDTT, giải trí và du lịch; bố trí nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ NKT khi tổ chức những hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch.

Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT.

Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch của NKT phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của NKT


2. Tầm quan trọng của hoạt động văn hóa, TDTT đối với NKT

Việc tham gia các hoạt động văn hóa,  TDTT, giải trí có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Đó là liều thuốc tốt nhất xua tan mọi áp lực, mệt nhọc của cuộc sống. Sức khỏe chính là điều quan trọng nhất với một con người. Chúng ta muốn thành công, muốn thể hiện vị trí của mình trong cuộc sống, thì phải có sức khỏe đầu tiên, bởi có sức khỏe tốt chúng ta mới nỗ lực suy nghĩ, phấn đấu lao động tạo ra những thành tựu riêng cho mình trong cuộc sống. Để xua tan những căng thẳng, mệt mỏi tiếp thêm nguồn lực cho cuộc sống con người cần vận động hoạt động thể dục thể thao. Bởi nó chính là phương pháp rèn luyện sức khỏe vô cùng hiệu quả, có sức khỏe là có tất cả không sức khỏe là không có gì.

Là lực lượng yếu thế hơn trong xã hội, việc tham gia cac hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí, du lịch đối với NKT còn có ý nghĩa quan trong hơn gấp nhiều lần. Đối với NKT việc vui chơi, giải trí, du lịch, tham gia các hoạt động văn hóa, TDTT sẽ giúp phát triển kỹ năng vận động, trí tuệ, nhận thức; nhờ các hoạt động thể thao, vui chơi…cơ thể được vận động, sức khỏe được tăng cường. Thông qua vui chơi, hoạt động thể dục thể thao trẻ em khuyết tật tìm hiểu thế giới xung quanh, giúp tăng cường hiểu biết, tích lũy thêm kinh nghiệm sống. Đồng thời giúp NKT vượt khỏi nỗi tự ti về bản thân để hòa nhập, phát triển cùng xã hội như bao người bình thường khác.

Trên thực tế, tuy NKT còn nhiều hạn chế nhưng vẫn có nhiều khả năng đặc biệt khác: Liệt hai chân vẫn có thể bắn cung, mù vẫn có thể chơi nhạc cụ…, mỗi NKT đều cố gắng phát huy năng lực của bản thân, thế tại sao chúng ta không tạo điều kiện giúp họ làm điều đó? Hãy giúp họ tham gia các hoạt động cộng đồng như tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ mà có sự góp sức của NKT vào khâu chuẩn bị hay vào các tiết mục. Do đó, có thể thấy việc tham gia các hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí du lịch mang một ý nghĩa quan trọng đối với NKT, nó không chỉ là để tăng cường sức khỏe mà còn là cầu nối giúp cho NKT thoát khỏi sự tự ti của bản thân, hòa nhập với xã hội và cộng đồng.

3. NKT khó tiếp cận văn hóa, tham gia các hoạt động thể dục thể thao giải trí, du lịch

Trong những năm qua, công tác phát triển TDTT NKT trong cả nước có bước chuyển biến tiến bộ. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, ban ngành, địa phương, đơn vị đã có nhận thức đúng đắn về quan điểm của Đảng và nhà nước đối với NKT, đã có bước tiến rõ rệt trong việc triển khai thực hiện tốt việc quán triệt, tuyên truyền, phố biến sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, và địa phương về công tác phát triển TDTT nói chung và thể dục thể thao cho NKT nói riêng trong tình hình mới đã được truyền tải kịp thời.

Những năm gần đây phong trào thể dục thể thao của NKT đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, các hội, các câu lạc bộ thể thao NKT đã được thành lập, các giải thể thao NKT được tổ chức thường xuyên đã thu hút đông đảo NKT tham gia tập luyện để rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ, thể lực, hoà nhập vào cuộc sống lao động, sản xuất của cộng đồng. Thông qua các giải thể thao NKT còn lựa chọn được nhiều vận động viên xuất sắc tham gia thi đấu tại các kỳ đại hội thể thao NKT mang vinh quang về cho tổ quốc.

Các hội thi thể thao được tổ chức nhiều hơn tạo cơ hội cho NKT được hòa nhập, phát huy khả năng của bản thân. Có thể kể đến như: Hội thi thể thao NKT toàn quốc, Chương trình kỷ niệm ngày NKT Việt Nam….và nhiều chương trình khác.

Mặt khác, có rất nhiều câu lạc bộ được tổ chức ra cho trẻ em khuyết tật, tại đây các em được chia sẻ những khó khăn cũng như mong muốn của mình, nhiều câu lạc bộ đã mời tới những khách mời để chia sẻ cho các em về nghề nghiệp, cũng như truyền cảm hứng để các em hiểu, đam mê và yêu thích dám mạnh dạn theo đuổi ước mơ của bản thân.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là một phần nhỏ trong số những NKT được tham gia các hoạt động văn hóa, TDTT

Bên cạnh những sự quan tâm đến các hoạt động văn hóa TDTT, giải trí thì còn tồn tại một thực tế không thể phủ nhận là cơ sở vật chất để NKT được tiếp cận các hoạt động TDTT, văn hóa, giải trí còn ít, không đủ so với nhu cầu trên thực tế. Các trung tâm TDTT dành riêng cho NKT chưa được đầu tư xây dựng, kinh phí dành cho việc tập luyện của các vận động viên cũng bị hạn chế. Nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa, TDTT của NKT không hề nhỏ tuy nhiên trên thực tế lại không đáp ứng đủ khiến cho nhiều NKT không có cơ hội tham gia, từ đó học không thể phát huy hết khả năng của nmifnh, gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. NKT đã khó khăn thiệt thòi hơn người khác nay còn khó khăn hơn trong việc tiếp cận, tham gia các hoạt động văn hóa TDTT, vui chơi, giải trí, du lịch.

Do đó, Đảng, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, chủ trương ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất dành cho NKT để học có thể được tham gia hơn nữa các hoạt động TDTT, văn hóa, giải trí.

Nguyễn Khương

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang