Hoàng Văn Phú – chàng trai khuyết tật và nếp sống tự lập nơi đô thành

(ĐHVO). Vốn sinh ra là một đứa trẻ khoẻ mạnh bình thường, nhưng không may mắn Hoàng Văn Phú đã gặp căn bệnh về mắt khiến anh mãi mãi không nhìn thấy được ánh sáng. Nhưng điều đó không hề làm anh nản chí, anh luôn có ước mơ và mong muốn được làm những điều có ích cho gia đình và xã hội.

Hoàng Văn Phú (sinh năm 1996) sinh ra và lớn lên tại Cao Bằng. Anh Phú sinh ra với một thân hình hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng không may mắn khi lên 5 tuổi anh Phú không nhìn thấy được chữ. Nhận thấy điều đó, cô giáo phụ trách dạy anh lúc đó đã thông báo với bố mẹ để đưa anh đi khám. Vì ở một vùng quê hẻo lánh, nên việc khám bệnh ở bệnh viện chưa được thịnh hành nên bố mẹ đã đưa anh đi khám ở một thầy lang trong làng. Nhưng điều không may mắn nữa đến với anh khi bệnh tình càng trở nặng hơn và mãi đến khi gia đình cho anh đi khám ở bệnh viện thì lúc đó mắt anh đã bị vỡ thuỷ tinh thể và không thể chữa được. Điều đó đã làm tâm lý anh suy sụp,“anh cảm thấy bị sốc khi tự nhiên mình không nhìn thấy gì nữa” anh Phú chia sẻ.

Cuộc sống anh Phú gặp nhiều khó khăn vất vả khi mắt anh không thể nhìn thấy ánh sáng. Mặc dù anh đã rất muốn hoà nhập cùng các bạn nhưng vì cái nhìn kì thị phân biệt của mọi người anh Phú tự thu mình và cảm thấy tự ti về chính bản thân mình,“lúc anh bị bệnh về mắt anh bị bạn bè, mọi người trong thôn làng phân biệt kì thị”, Anh Phú chia sẻ. Tuy vậy với tinh thần “tàn nhưng không phế” anh vẫn luôn cố gắng đi học để có thể thực hiện được ước mơ của mình.


Hình ảnh anh Hoàng Văn Phú tham gia hoạt động tình nguyện (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Vì cần thời gian đi chữa bệnh nên anh Phú đã đi học muộn hơn đối với những bạn bè đồng trang lứa 5 năm. Với mong muốn bố mẹ được yên tâm cùng với sự động viên của chú ruột, anh Phú không nản chí, anh đã quyết tâm đi học một lần nữa “người động viên và truyền động lực cho anh đi học là chú Quế người chú ruột của anh”. Vì vậy, nhờ sự chăm chỉ học tập, cổ gắng và nỗ lực, hiện nay Anh Phú đang là sinh viên năm 2 khoa Công tác Xã hội trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- trường Đại học Quốc gia Hà Nôi.

Vì là một người không thể nhìn thấy ánh sáng anh Phú gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập, lúc mới tới trường vì chưa quen đường đi mỗi lần lên giảng đường, anh thường phải nhờ các bản dẫn lên phòng học. Ngoài khó khăn trong vấn đề đi lại anh Phú còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tìm tài liệu học tập. Vì đi học trong môi trường là những bạn bè bình thường, nên anh đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tìm tài liệu học tập, không thể nhìn và đọc trên giấy, nhưng những tài liệu học tập trên lớp có những môn sẽ không có bản word hoặc pdf để có thể giúp đỡ người khuyết tật học tập. Thêm vào đó, vì là người khiếm thị nên một số môn anh không thể thi cùng bạn bè, nhưng may mắn đến với anh khi Câu lạc bộ Hoa Đá- Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ anh trong vấn đề làm thủ tục thi cử. “Câu lạc bộ Hoa đá đã cho anh một cảm giác như gia đình, ngoài lo cho anh về thủ tục còn động viên anh trong mọi việc khác nữa” anh Phú chia sẻ.


Hình ảnh anh Hoàng Văn Phú tham gia hoạt động đoàn thế (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Ngoài khó khăn trong việc đi lại cùng với khó khăn về học tập thì anh Phú còn gặp nhiều những khó khăn về cuộc sống hàng ngày. “Anh bị khó khăn khi đi làm thẻ ngân hàng ở một số chi nhánh ngân hàng, vì là người khiếm thị nên ngân hàng yêu cầu cần phải có người đại diện, thậm chí ở một số ngân hàng anh nhận được lời từ chối thẳng thừng”, anh Phú chia sẻ. Vì là thời đc trả ại công nghệ số, anh không thế nhìn thấy đường mỗi lần ra ngoài anh thường bắt xe ôm công nghệ, việc trả tiền mặt trực tiếp sẽ rất khó khăn khi anh không nhìn thầy gì, nhưng nếu có một cái thẻ ngân hàng sẽ tiền lợi hơn cho anh, vì anh có thể thanh toán trực tiếp qua thẻ.

Dù khó khăn vất vả, anh Phú vẫn luôn tự mình đi làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải chi phí sinh hoạt cuộc sống của bản thân mình, “hiện nay anh đang làm nghề tẩm quất, là một công việc giúp anh lo được chi phí học tập và sinh hoạt của anh” anh Phú chia sẻ.

Nhờ những cố gắng của mình mà giờ đây anh Phú có thể tự lập sống một mình ở Hà nội. Khi chúng tôi hỏi về ước mơ và sở thích anh Phú tâm sự:“anh có đam mê về công nghệ và muốn được làm việc về những thứ liên quan đến công nghệ, ước mơ của anh là học tập phát triển bản thân mình thật tốt để có thể giúp đỡ cho những bạn bè có hoàn cảnh giống như mình cũng như là trở thành một người có ích cho xã hội”. Ngoài ra, anh Phú cũng mong nhà nước có quy định rõ hơn về vấn đề thẻ tín dụng với người khiếm thị, đồng thời, các ngân hàng sẽ mở rộng và chấp nhận mở thẻ tín dụng đối với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng.

Cùng với những trải nhiệm của cuộc đời, quá trình làm việc và học tập, anh Phú đã rút ra những kinh nghiệm và chia sẻ “Anh mong các bạn có hoàn cảnh giống như anh luôn tự tin, lạc quan vào cuộc sống, luôn tiến về phái trước và luôn có ước mơ vào cuộc sống”. Và tôi cũng chúc anh mãi hạnh phúc, chúc anh có thể thực hiện được ước mơ một cách sớm nhất.

Đăng Khoa

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang