Hiểm họa khói bụi nhà máy nhiệt điện than

(DHVO).Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Trong đó, các hạt bụi mịn và siêu mịn thường xuyên được nhăc tới và cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng được coi là đặc biệt có hại cho sức khỏe, và rất khó loại bỏ hết được, chúng gây ra rất nhiều loại bệnh thông qua sự tiếp xúc, đặc biệt do kích thước nhỏ nên có thể chui qua cuống phổi, phế quản, tiểu phế quản vào phế nang gây ra rất nhiều bệnh như huyết áp, tim mạch, viêm phổi tắc nghẽn, hen, nhồi máu cơ tim, và kể cả bệnh về tâm thần thần kinh, giảm trí nhớ.

hiem-hoa-nhiet-dien-than

Ảnh nguồn: Internet

Theo nghiên cứu mới của Viện Khí tượng và nghiên cứu khí hậu (IMK) của KIT cho biết, các nhà máy nhiệt điện than nhìn chung phát ra tổng lượng bụi siêu mịn rất lớn. “Chúng tôi đã có thể chỉ ra rằng các nhà máy nhiệt điện hóa thạch đã trở thành nguồn phát sinh hạt siêu mịn lớn nhất thế giới” – nhà vật lý môi trường Wolfgang Junkermann thuộc Viện Khí tượng và nghiên cứu khí hậu (IMK) của KIT cho biết.

Quá trình đốt than để sản xuất điện sẽ sản sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm gồm sulphur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2), carbon dioxide (CO2) các vi hạt rắn (PM), các kim loại nặng và các đồng vị phóng xạ. Ô nhiễm do các nhà máy nhiệt điện than gây ra có thể dẫn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và gây ra những vấn đề cho sức khỏe con người.

Thep ông Nguyễn Trọng An, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) cho biết, bụi ở trong khói và bụi trong xỉ than chứa rất nhiều bụi độc, đặc biệt là các loại bụi siêu nhỏ.

Ngoài ra, trong quá trình đốt than, nhiều kim loại nặng thoát ra cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái gồm chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín cũng như các đồng vị phóng xạ. Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW sẽ sản sinh ra gần 85kg thủy ngân và hơn 100kg thạch tính mỗi năm, điều đó có thể gây nguy hại đến chất lượng môi trường xung quanh và sức khỏe con người..

Mức độ gây ô nhiễm môi trường cũng như nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người của các nhà máy nhiệt điện than là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhiều quốc gia đã và đang tiến hành loại bỏ những nhà máy nhiệt điện than ra khỏi chương trình phát triển năng lượng của mình.

Việt Nam hiện nay tuy chưa thể thay thế nguồn sản xuất điện từ các nhà máy nhiệt điện than, nhưng hy vọng, với những bài học từ những nhà máy nhiệt điện than trong nước và các ý kiến phong phú từ nhiều nghiên cứu khoa học, thực tiễn trên thế giới… sẽ bổ ích cho công việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và cả đối với việc hoạch định xây dựng các nhà máy nhiệt điện than khác trên phạm vi cả nước trong tương lai.

PV (T/H)

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang