Hãy bảo vệ cá vẹt: *Bác sĩ* của thềm lục địa!.

(ĐHVO). Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá vẹt vì nhiều lý do đặc biệt. Có nhiều lý do quan trọng tại sao chúng ta không nên ăn chúng và nên vận động ngư dân ngừng bắt những con cá xinh đẹp này? Đúng vậy! Xin hãy vì nguồn lợi lâu dài – sự bền vững của đại dương mà quan tâm đúng mức tới loài cá quý này.

Cá vẹt là một loại cá được biết đến nhiều với các màu sắc tươi sáng và có bộ răng độc đáo. Chúng được xem là loài cá đóng vai trò rất lớn trong việc làm sạch các rạn san hô trong tự nhiên.

Những con cá nước mặn này được đặt tên là cá vẹt do mỏ của chúng và ngoại hình đầy màu sắc tươi sáng đều giống như con vẹt.

Cá vẹt có tên tiếng anh là Parrotfish, chúng là một loại cá biển thường sống ở vùng nước nông của đại dương nhiệt đới, cũng như có một số loài cá vẹt sống ở các đại dương cận nhiệt đới. Chúng thuộc họ cá Scaridae và hiện nay đang có khoảng 80 loài cá vẹt được tìm thấy.

Cá Vẹt (Ảnh Internet)

Chúng ăn chủ yếu là tảo và san hô chết. Chúng dành 90% thời gian trong ngày chỉ để ăn, qua đó sẽ giúp làm sạch các rạn san hô. Nghiên cứu cho thấy đây là điều cực kỳ có ích bởi nếu không có chúng, những rạn san hô ở các vùng biển nhiệt đới sẽ bị bọn tảo xâm lấn. Chưa dừng lại ở đó, sau khi cá vẹt ăn xong, phân của chúng thải ra cũng tạo thành rất nhiều cát trắng mịn. Trung bình mỗi năm, một con cá vẹt thải ra tới… 320 kg cát. Chưa hết, với màu sắc xanh độc đáo trên thân mình, đàn cá vẹt còn góp phần giúp khung cảnh dưới những rạn san hô trở nên đẹp hơn, lung linh và đa sắc màu hơn. “Bộ quần áo” của chúng còn được thay đổi ở từng giai đoạn của vòng đời, từ lúc mới sinh, lớn lên cho tới trưởng thành. Cá vẹt phân bố ở vùng biển nhiệt đới thuộc khu vực Đại Tây dương, Ấn Độ – Thái Bình dương.

Hiện chúng vẫn bị đánh bắt vô tội vạ làm thức ăn. Các thống kê cho thấy số lượng cá thể cá vẹt tại các vùng biển san hô nhiệt đới trên toàn cầu đang giảm đi, song song với đó là sự gia tăng của tảo biển, cùng với đó là sự suy giảm của các rạn san hô. Các hình thức đánh bắt cá vẹt chủ yếu là bằng lưới bén, bẫy, xiên móc và súng điện.

“Để bảo vệ các loài sinh vật biển nói chung và cá vẹt nói riêng cần phải nâng cao nhận thức của ngư dân và nhà quản lý về vai trò của cá vẹt đối với sự tồn tại của hệ sinh thái rạn san hô.

Nên chăng cần gia tăng hiệu lực thực thi pháp luật để hạn chế tối đa việc đánh bắt cá trộm, khai thác quá mức ở các bãi đẻ, bãi kiếm ăn của cá vẹt trong phạm vi các khu bảo tồn biển là giải pháp ưu tiên nhằm góp phần tạo ra hiệu ứng tràn, bổ sung nguồn cá ra vùng nước liền kề – nơi mà các quần thể đàn cá tự nhiên đang bị khai thác tới mức cạn kiệt.

Ngọc Châm (T/h)

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang