Hạnh Phúc Đâu Phải Đủ Đầy

(ĐHVO).  Họ đến với nhau tựa như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, anh Hải ngay từ khi lọt lòng mẹ đã mang trong mình bất hạnh khi không thể nói được như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Không đầu hàng trước số phận , anh đã may mắn có tình duyên với cô thôn nữ miền sơn cước hoàn toàn lành lặn, đó là chị Lò Thị Phương ở thôn Vần Trong xã Yên Thắng, Huyện Lang chánh.

Họ không bao giờ  “to tiếng” với nhau bởi Anh Hải chồng chị Phương là người khuyết tật – Câm điếc từ nhỏ. Trong gian nhà ấm áp của anh chị  họ sống yêu thương nhau bằng những ngôn ngữ và kí hiệu riêng của họ,  Và hôm nay cũng như mọi ngày chị  phương lại làm “Phiên dịch”  để  Anh Hải kể  lại chuyện cổ tích của anh cho chúng tôi.

Năm 2 tuổi, sau khi trải qua một cơn sốt và co giật, bị ảnh hưởng  thần kinh, anh Hải dần dần không thể nói và nghe được. Từ đó, mọi người xung quanh và ngay cả những người thân trong gia đình không thể  hiểu được những suy nghĩ, tình cảm và khó khăn mà anh đang phải chịu đựng.  Thời nhỏ Anh Hải rất thích đi học nhưng với một học trò khuyết tật, vừa câm, vừa điếc thì quả thật là rất khó khăn  cho các cơ sở giáo duc ở 1  huyện miền núi . Tuy nhiên anh Hải vẫn theo học  hết tiểu học bằng hình thức: Cứ đến lớp rồi biết đến đâu hay đến đấy.

Bị khuyết tật không theo học được đến nơi đến chốn, Lớn lên  anh đã xin bố mẹ theo học nghề may, ai cũng ái ngại và ngăn cản, nhưng anh vẫn quyết tâm theo đuổi. Sau 1 thời gian học nghề  theo kiểu cầm tay chỉ việc  anh Hải về mở tiệm may tại nhà và câu chuyện cổ tích được bắt đầu khi anh găp chị .

Tình yêu, cuộc sống, của Vợ chồng anh luôn vất vả khó khăn từ chính khuyết tật của anh Hải . Từ chuyện gia đình ngăn cản, sự dị nghị  dèm pha của Làng xóm…. Để tránh những ánh mắt soi mói, gây tổn thương, vợ chồng anh Hải đã phải chuyển nhà đến… 8 lần mới có chỗ ở ổn  định.  Cuộc sống mưu sinh tuy có vất vả nhưng suốt 11 năm chung sống, Chị Phương chưa bao giờ hối hận đối với lựa chọn người bạn đời của mình. Chị chia sẻ: Anh Hải không nghe được, nói được bình thường nên vợ chồng cũng khó khăn rất nhiều trong tâm sự, thể hiện tình cảm và suy nghĩ của mình  Mọi giao tiếp đều phải thông qua giấy bút. Và những kí  hiệu riêng của anh chị . Thời buổi công nghệ  những lúc đi xa thì là những cuộc điên thoại video ….  Từ đó chị  dường như bớt đi những khó khăn khi  cảm nhận bên cạnh  mình luôn có anh: Một người chồng, người cha thương vợ con vô điều kiện. Chị Phương tự hào khi kể về người chồng đặc biệt

Cửa hàng may mặc của vợ chồng anh Hải rất đông khách. Khách hàng của vợ chồng anh Hải chủ yếu là người quen,  biết hoàn cảnh anh Hải nên sau khi mỉm cười chào nhau, họ chủ động tìm giấy bút viết ra những lời cần nói. Dù không thể nói, không thể nghe nhưng những  yêu cầu của khách , anh Hải  luôn  đáp ứng và tạo ra những sản phẩm khách rất ưng ý.

Hiện tại Ngoài công việc may ở nhà, anh chị còn mở thêm cửa hàng  bán tạp hóa và đến  cuối tuần anh  lại cặm cụi mang hàng may mặc  lên chợ bán.  Tuy cuộc sông chưa thể dư giả, đủ đầy,  nhưng hiện tại Vợ chồng anh Hải chị Phương  đã bên nhau được 11 năm, có 2 người con ngoan ngoãn.  Họ luôn  yêu thương, chia sẻ  những vui buồn trong cuộc sống… mà chí ít một số cặp vợ chồng  lành lặn không khuyết  tật  khi nhìn thấy cuộc sống của vợ chồng anh cũng đang phải thầm mơ ước.

Ảnh Internet

Anh Hải là người khuyết tật đã có tình yêu và hạnh phúc với chị Phương.

Cuộc đời không quay lưng với anh Hải cũng như những người khuyết tật khác. Ông trời dường như thấy được bất hạnh của  những người khuyết tật  khi họ không mặc cảm về những khuyết tật  của mình biết cố gắng vượt lên số phận và mang lại những điều may mắn và tốt đẹp cho chính họ.

Hoài Thu- Văn Đương

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang