Hàng nghìn người tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức về lao động trẻ em

Ngày 6/7, tại TP Đà Nẵng, Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam (ENHANCE)”.

Quang cảnh Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo

Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam (ENHANCE)” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tài trợ được triển khai tại 3 tỉnh, thành phố gồm: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh An Giang, trong thời gian từ năm 2014 đến tháng 6/2022.

Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho biết, Dự án ENHANCE nhằm xây dựng các giải pháp toàn diện và hiệu quả để phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam thông qua việc nâng cao năng lực của các cơ quan cấp quốc gia và các tổ chức liên quan; nâng cao nhận thức về lao động trẻ em và có các mô hình can thiệp nhằm phòng ngừa và đưa trẻ em ra khỏi lao động trẻ em.

Theo đó, qua thời gian triển khai ở các địa bàn của dự án, đã có hơn 1.110 cán bộ các cấp, các cơ quan có liên quan được tăng cường các kiến thức về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; hơn 5.000 trẻ em được hỗ trợ giáo dục thông qua các hình thức như hỗ trợ học phí, đồ dùng học tập… và có gần 550 trẻ được nhận các hỗ trợ ngoài giáo dục như bảo hiểm y tế, hỗ trợ trẻ hưởng lợi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Dự án góp phần nâng cao nhận thức về lao động trẻ em.

Dự án góp phần nâng cao nhận thức về lao động trẻ em

Đặc biệt, đã có hơn 1.200 người tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức về lao động trẻ em và 182 sự kiện nâng cao nhận thức được thực hiện tại cộng đồng và trường học; gần 603 thanh thiếu niên được hỗ trợ tư vấn và đào tạo nghề, bao gồm cả học nghề ngắn hạn và dài hạn.
Về các hoạt động cải thiện tình trạng kinh tế và cơ hội việc làm bền vững cho các thành viên gia đình của trẻ em hưởng lợi, dự án đã có hơn 1.570 hộ gia đình được nhận các hỗ trợ cải thiện sinh kế, trong đó có 996 hộ gia đình được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và các kiến thức liên quan; 575 hộ gia đình tham gia vào các hoạt động phát triển kinh doanh nhằm cải thiện hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình…
Bên cạnh những kết quả đạt được, tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về những khó khăn, thách thức, bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án. Nhiều khuyến nghị cũng được các đại biểu đưa ra tại hội thảo như: cần hỗ trợ thêm các mô hình dạy nghề cho trẻ em, mô hình sinh kế phù hợp tại các địa phương; hỗ trợ công tác khảo sát, thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các nhóm trẻ em di cư do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 có nguy cơ lao động sớm; sự phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là đối với vấn đề lao động trẻ em… Từ đó, tiếp tục xây dựng các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực phù hợp về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Theo báo điện tử Dân Sinh

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang