Hà Tĩnh: Mái ấm tình thương cho trẻ em khuyết tật Can Lộc

(DHVO). Nằm khuất trong ngõ tại khối 10 – Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Trung tâm tâm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật huyện Can Lộc, là cơ sở giáo dục, tư vấn và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, do các nữ tu dòng Thánh Phao Lô, huyện Can Lộc quản lý. Dường như nơi đây từ lâu đã trở thành mái nhà đầy ắp tình yêu thương và cũng là nơi chắp cánh, nuôi dưỡng ước mơ cho hơn 40 trẻ khuyết tật huyện Can Lộc.


Sơ Nguyễn Thị Hạnh cùng các em nhỏ tại Trung tâm giáo dục hòa nhập khuyết tật huyện Can Lộc.

Các em theo học tại Trung tâm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Can Lộc đa phần còn rất nhỏ tuổi. Chính vì vậy, các nữ tu giảng dạy tại Trung tâm ngoài chuyên môn nghiệp vụ còn phải giáo dục trẻ bằng tình thương và lòng kiên nhẫn. Với mong muốn sau này các em có thể tự chăm lo cho cuộc sống, không phải phụ thuộc vào người thân và xã hội, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Can Lộc đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Các em được các nữ tu, giáo viên hướng dẫn từ những việc nhỏ như sáng dậy quét nhà, tối mắc màn đi ngủ… Nhờ đó các em được giáo dục kiến thức, rèn luyện kỹ năng, trở thành những đứa trẻ tự tin, có mơ ước. Nhiều em hòa nhập tốt với cộng đồng.

Chia sẻ với phóng viên tạp chí điện tử Đồng hành Việt, Sơ Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật huyện Can Lộc cho biết: “Trung tâm không chỉ dạy văn hóa, mà còn nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi những kỹ năng cơ bản cho trẻ, đã phần các em còn rất nhỏ, khó nhất là lớp trí tuệ các em nghe được, nói được nhưng nói xong lại quên. Riêng lớp câm điếc thì đòi hỏi giáo viên phải dạy các em biết thuộc chữ số ngón tay, ngôn ngữ giao tiếp của người câm, tập đọc được theo cô giáo… khi đó mới bắt đầu dạy các em đọc, viết,… Bên cạnh đó, các em còn được trung tâm hỗ trợ các thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp như: xe lăn, khung tập đi, dụng cụ trị liệu, máy trợ thính…”

Dạy dỗ, chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật là điều hết sức khó khăn, vất vả. Nhưng với tấm lòng yêu thương học sinh, các nữ tu, giáo viên tại trung tâm đã học hỏi, tự bồi dưỡng nghiệp vụ dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật, chăm lo kèm cặp từng nét chữ giúp các em dần dần tiếp nhận được kiến thức văn hóa, giúp các em vượt lên mặc cảm, hòa nhập cộng đồng. Ở đây, bằng tất cả tấm lòng yêu thương, nhân ái các nữ tu luôn xem mình là những người cha, người mẹ, chăm sóc từng bữa cơm ngon, canh ngọt, từng giấc ngủ vơi ước nguyện thiết tha nhất là nhìn thấy các em được khỏe mạnh, có ích cho xã hội.

Tạm biệt Trung tâm giáo dục hòa nhập khuyết tật huyện Can Lộc, rất khó có thể kìm được dòng nước mắt khi những đôi tay đã phần nào biết nói, âm thanh ú ớ không rõ tiếng, hòa quyện vào những đôi mắt dường như mơ ước về một phép nhiệm màu nào đó./.

Bài và ảnh: Tràn Công (Hà Tĩnh)

Bài viết liên quan

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

abc

CẦN TRAO THÊM CƠ HỘI CHO “NGƯỜI YẾU THẾ” ĐỂ KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Nguoi khuyet tat Can Tho

Cần Thơ: Triển khai Chương trình Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang