Hà Nội trợ giúp pháp lý thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Các nội dung trợ giúp pháp lý phải được tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác để tạo thuận lợi, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả…


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đây là yêu cầu nêu trong Kế hoạch số 284/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025.

Theo kế hoạch, hằng năm, thành phố giao các sở, ngành liên quan tổ chức 20 – 30 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật cho người dân, trong đó chú trọng người nghèo, đối tượng yếu thế, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Tổ chức 15 – 20 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật cho phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế, phụ nữ thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Mỗi năm, tổ chức 3 – 5 cuộc tập huấn chuyên đề chuyên sâu về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng yếu thế để nâng cao kiến thức, kỹ năng đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý. Tổ chức 5 – 7 cuộc tập huấn về cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý cho công chức phòng tư pháp, cán bộ cấp xã (cán bộ tư pháp hộ tịch, công an xã và công chức cấp xã khác).

Mỗi năm, tổ chức 3 – 5 cuộc tập huấn bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý cho cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín, các tổ chức và cá nhân liên quan để có khả năng thông tin, giải thích về trợ giúp pháp lý cho người dân và giới thiệu người dân thuộc diện trợ giúp pháp lý đến trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khi gặp vướng mắc pháp luật, làm cầu nối giữa người dân với trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Thông qua các hoạt động trên nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý cho người dân, người nghèo, người yếu thế, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, tổ chức và cá nhân có liên quan. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý gồm: Người thực hiện trợ giúp pháp lý, người tiến hành tố tụng, công chức phòng tư pháp, cán bộ cấp xã (cán bộ tư pháp hộ tịch, công an xã và công chức cấp xã khác), cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động truyền thông, thông tin cho người dân về trợ giúp pháp lý và giới thiệu nhu cầu cầu trợ giúp pháp lý với trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Theo Báo Điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang