Hà Nội đề xuất hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho người từ 70 – 80 tuổi

Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành và 30 quận, huyện, thị xã lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết “Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng BHYT cho người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi, người khuyết tật nhẹ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2024 – 2025”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, đối tượng là người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi, người khuyết tật nhẹ đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có thẻ BHYT được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các cơ sở giáo dục quốc dân có trụ sở tại thành phố Hà Nội chưa được cấp thẻ BHYT được hỗ trợ thêm 70% mức đóng BHYT.

Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của thành phố Hà Nội được hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT. Thời gian hỗ trợ mức đóng cho các nhóm đối tượng nêu trên bắt đầu từ ngày 1/1/2024 đến hết 31/12/2025. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách của các quận, huyện, thị xã với số tiền dự kiến hỗ trợ trong 2 năm gần 186 tỷ đồng.

Theo phân tích của liên sở, ngành BHXH – Sở Lao động, Thương binh và Xã hội – Sở Tài chính Hà Nội, việc ban hành Nghị quyết “Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi, người khuyết tật nhẹ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2025” là cần thiết. Nguyên nhân là tiền lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023, tương ứng mức đóng BHYT hộ gia đình sẽ tăng từ 67.065 lên 81.000 đồng/tháng (tăng 1,2 lần) khiến những người có hoàn cảnh khó khăn hạn chế cơ hội tham gia chính sách.

Hơn nữa, việc hỗ trợ tiền đóng BHYT cho một số đối tượng từ ngân sách thành phố là phù hợp với chủ trương đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội đi trước một bước so với phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội. Đây cũng là giải pháp đưa BHYT mở rộng diện bao phủ ở Thủ đô, giúp người dân có điểm tựa an sinh quan trọng khi không may bị ốm đau, rủi ro cần đi khám, chữa bệnh.

Theo Báo điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang