Hà Nội: Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid qua những hành động đẹp

(DHVO). Trong suốt khoảng thời gian dịch Covid-19 diễn ra phức tạp ở Hà Nội, nhiều cá nhân, tổ chức đã ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm cho cán bộ y tế, lực lượng vũ trang, người khuyết tật,  gia đình hoàn cảnh khó khăn… góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi dịch bệnh.

Đồng hành và chia sẻ với những khó khăn, vất vả của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai sau khi Bộ Y tế ban hành quyết định phong tỏa bệnh viện, chị Bùi Kim Oanh ở quận Ba Đình, Hà Nội cùng các thành viên Nhóm cơm 0 đồng- Hội Thiện nguyện Canh Thân Hà Nội đóng góp tiền mua 3 nghìn chai nước uống, khẩu trang tặng các y bác sĩ. Không chỉ tặng bệnh viện Bạch Mai, chị Oanh tiếp tục các hoạt động khác ủng hộ công tác phòng chống dịch.

Chị Bùi Kim Oanh ở quận Ba Đình, Hà Nội đại diện cho Nhóm cơm 0 đồng- Hội Thiện nguyện Canh Thân Hà Nội, tặng quà cho Bệnh viện Bạch Mai.

“Nhiều người cuộc sống rất khó khăn, nhưng khi nghe được lời kêu gọi chung tay ủng hộ không những vật chất và cả tinh thần nữa cho các y bác sĩ ở tuyến đầu, thì có những bạn dù rất khó khăn vẫn ủng hộ 100.000 – 200.000 đồng. Đấy là điều rất cảm động. Trong chiều nay và ngày mai thì chúng tôi sẽ chuyển khẩu trang y tế, khẩu trang vải, giấy ướt cho bệnh nhân và bác sĩ đang thiếu khẩu trang y tế”, chị Oanh cho hay.

Những thông điệp này đã thể hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách” – một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa tới nay, đặc biệt là giữa lúc tình hình căng thẳng của dịch bệnh COVID-19. Gạo, mỳ tôm, trứng, gia vị, xúc xích… là những món đồ thiết yếu được đem tới cho những người nghèo, khó khăn trong đợt dịch bệnh Covid-19.

Khoảng 11h trưa, tại phố Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, hàng trăm suất quà được gói sẵn, xếp trên chiếc bàn rộng, mỗi xuất quà bao gồm những nhu yếu phẩm hằng ngày đủ cho một người như gồm 2 gói mì tôm, 2 quả trứng gà, 2 thanh xúc xích dành tặng những người khó khăn. Phía trên chiếc bàn treo băng rôn với dòng chữ “Ai cần cứ đến lấy. Nếu khó khăn, hãy lấy 1 gói mỗi ngày. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác. Mỗi người một gói, không sợ hết, chỉ lấy đủ dùng. Chia sẻ cùng nhau vượt qua đại dịch”. Thi thoảng lại có người dân đến lấy thực phẩm, đa số là họ là những người già, người lao động, công nhân.

Hàng trăm suất quà được gói sẵn, xếp trên chiếc bàn rộng để phát cho mọi người. Ảnh: Bích Phương

Hàng trăm suất quà được gói sẵn, xếp trên chiếc bàn rộng để phát cho mọi người. Ảnh: Bích Phương

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác đang gặp khó khăn trong kinh doanh, nhưng vợ chồng anh Nguyễn Phan Huy Khôi vẫn bỏ 100 triệu đồng để mua lương thực, thực phẩm phát cho người nghèo, những người dễ bị tổn thương nhất. Hoạt động của anh Khôi được bạn bè ủng hộ nhiệt tình và cùng đóng góp để anh mở rộng hoạt động ý nghĩa này.

Với những người khuyết tật, không thể đến các điểm nhận lương thực, nhóm hoạt động của anh sẽ tình nguyện mang đến tận nơi và luôn áp dụng nguyên tắc giữ khoảng cách an toàn.

Phần quà không lớn nhưng là tấm lòng thảo thơm.

“Tôi có suy nghĩ trong giai đoạn dịch bệnh đang căng thẳng như vậy, tôi đứng ra làm, cố gắng tổ chức bài bản. Lúc đầu chỉ có 2 vợ chồng thôi nhưng sau có thêm anh em bạn bè nhiệt tình tham gia. Quan điểm của tôi là làm cho đến khi nào hết dịch, cuộc sống mọi người trở lại bình thường. Việc sẻ chia là truyền thống của người Việt mình rồi, việc làm này cũng cho mình cảm giác rất ấm áp”, anh Khôi nói.

Mọi người biết yêu thương nhau gắn kết với nhau hơn.

Chị Thành Thu Lương chia sẻ: “Khi dịch bệnh bùng phát, mọi người đều mong muốn góp một phần nào đó để hỗ trợ, gọi là hỗ trợ thôi chứ tôi nghĩ đó là một phần rất nhỏ so với những thứ các y bác sĩ đang cần. Tôi thấy là chúng tôi phải làm một cái gì đấy góp phần cùng cộng đồng, điều đó cũng là giúp cho mình chứ không phải chỉ giúp cho các y bác sĩ. Sau đại dịch này mọi người biết yêu thương nhau hơn, gắn kết với nhau hơn và cùng chung tay để lo cho cộng đồng hơn trước rất nhiều”

“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Những tấm lòng thảo thơm của người Hà Nội trong mùa dịch đã lan tỏa bao điều tốt đẹp, nhen lên ngọn lửa sưởi ấm dành cho người kém may mắn, trong lúc khó khăn để họ có thêm động lực cùng cả nước trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19.

 

Thu Thảo (T/h)

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang