Hà My – Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

(ĐHVO). Bằng lòng đam mê ngôn ngữ và sự yêu quý người điếc, Hà My (sinh viên K28, khoa quan hệ quốc tế, Học viên báo chí và tuyên truyền) đã quyết tâm trở thành một phiên dịch viên ngôn ngữ giành cho người điếc. Cô được ví như cây cầu kết nối giữa 2 thế giới người điếc với người bình thường.

Bén duyên với nghề

Hà My, tình cờ biết tới ngôn ngữ ký hiệu, qua người bạn thân có cùng khả năng học ngôn ngữ với mình. Bằng sự kiên trì và khả năng hoà đồng Hà My học ngôn ngữ này rất nhanh. Cô cảm thấy cực kỳ thích thú với loại ngôn ngữ này. Mới ra trường, cô có thu nhập chưa ổn định, phải chắt chiu từng đồng tiền ăn sáng, để đăng ký khóa học do chính một thầy giáo là người điếc mở ra đào tạo cho cả người nghe và người điếc với mức học phí là 80k/1 buổi.

Đếm số ngôn ngữ ký hiệu theo tiếng Việt Nam từ 0 đến 9

Những ngày đầu, Hà My được dạy bảng chữ cái ngón tay, sau đó là các ký hiệu giao tiếp cơ bản để có thể giới thiệu bản thân, hầu hết những người học ký hiệu chỉ dừng lại ở những bước này. Cô cảm thấy yêu thích ngôn ngữ ký hiệu, càng học, càng bị cuốn hút. Chính thầy dạy và các bạn điếc đánh giá, Hà My là người có năng khiếu với ngôn ngữ ký hiệu. Với vốn  ngoại ngữ sẵn có và lòng nhiệt tình, Hà My hoà mình cùng các bạn, cùng chia sẻ những kiến thức khác nhau trong cuộc sống, cả những niềm vui và nỗi buồn.

Khi lớp học kết thúc, Hà My đăng ký vào dự án Giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO) – Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của cô sau này.

Lúc đó, Hà My cũng nhận được công việc ở một kênh phát thanh trong thành phố Hồ Chí Minh, nên trong tuần thì đi làm ở đài, tối và các ngày cuối tuần thì tới các gia đình, có trẻ điếc cùng giáo viên người điếc để dạy ký hiệu cho các bé và cha mẹ.

Nghề ngôn ngữ ký hiệu vẫn còn nhiều khó khăn

Hà My vừa học ngôn ngữ ký hiệu, lại vừa đi làm cho làm cộng tác viên viết bài cho Tiin.vn, làm biên tập cho chương trình âm nhạc XoneFM /phát sóng trên VOV3, sản xuất chương trình cho Trắng TV… với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, thời gian dành cho những công việc này đã chiếm hết thời gian của cô, nhưng với đam mê với ngôn ngữ ký hiệu, Hà My vẫn tranh thủ từng chút một để có thể theo đuổi niềm đam mê. Hà My chia sẻ: “Bởi những công việc làm là những công việc giờ hành chính, cho nên nhiều khi, phải trốn ra ngoài để làm phiên dịch cho các bạn điếc”.

Đến năm 2017, cô trở về Hà Nội quyết định từ bỏ những công việc hành chính với mức thu nhập ổn định, để giành nhiều thời gian hơn với công việc làm phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu. Bên cạnh đó, Hà My vẫn dành một phần thời gian (part time) để làm phiên dịch cho các công ty truyền thông để hoàn thành tâm nguyện của mình là phiên dịch viên cho người điếc. Nhiều đêm, Hà My thức trắng đêm đến 3 giờ sáng để học thuộc những từ ngữ ngữ của ngôn ngữ ký hiệu nhiều mảng như: Pháp luật, y tế, môi trường… những ngôn ngữ này, người điếc rất ít biết đến.

Những lần, Hà My làm phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu tự nguyện, miễn phí mà không được trả lương mà cũng thấy vui, không một chút bận tâm tính toán.

Từ khi có Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật thì vai trò của phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu đã được nâng cao hơn.

Tổ chức phi chính phủ “NGO”

Hiện tại, chưa có mã ngành và mã nghề cho phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và vẫn còn ít người biết đến nên những người làm nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu để sống là một điều khó khăn. Do đó, Hà My vẫn phải làm nhiều nghề một lúc như: Làm truyền thông, làm phim, cả phiên dịch viên ngôn tiếng anh… để trang trải cuộc sống và theo nghề.

Hà My phiên dịch viên cho các bạn điếc tại nhà tù Hoả Lò ( Ảnh nhân vật cung cấp).

Hà My chia sẻ: “Ở nước ngoài có cả những giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, luật sư là người điếc; bởi ở nước ngoài trình độ phát triển cộng đồng người điếc là rất cao, vốn từ vựng của họ rất là phong phú. Mình ước gì, cộng đồng người điếc nước mình, sẽ có rất nhiều người chinh phục được các học hàm, học vị cao nhất như người bình thường.

Cảm ơn Hà My, cô đã chia sẻ với bạn đọc về nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, để từ đó có cái nhìn thấu hiểu hơn về nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và các phiên dịch viên như Hà My. Hy vọng, trong tương lai, ngôn ngữ ký hiệu sẽ có mã nghành, mà nghề để từ đó các bạn trẻ có thể lựa chọn đó là cái nghề kím sống và phát triển. Để cây cầu kết nối, người điếc và người nghe nhiều hơn và tiến tới không còn rào cản giữa người điếc và nghe.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Dân số, tại Việt Nam có khoảng 2.5 triệu người điếc và người  khiếm thính. Trong khi đó, số lượng phiên dịch viên Ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp chỉ khoảng 10 người, một mức chênh lệch lớn (0,0004%), dù số lượng nhu cầu giao tiếp với người nghe của người điếc là vô cùng. Đa số, người học ngôn ngữ ký hiệu là người không chuyên, đó là người nhà người điếc chỉ học ở mức giao tiếp thông thường hàng ngày.

Nguyễn Văn Sự (NS).


Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang