GS Trần Văn Tín “Người mở đường” cho hàng trăm người khuyết tật

(ĐHVO). Bạn bè và những người dân xung quanh Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP. Hồ Chí Minh không còn xa lạ với cách xưng hô “ba” hay “thầy” của những người khuyết tật dành cho ông “vua” sáng chế Trần Văn Tín – Người đã cưu mang và trao cơ hội việc làm cho hàng trăm người khuyết tật. Anh là người “mở đường” giúp người khuyết tật tự kiếm sống bằng chính sức lực của mình.


Chân dung anh Trần Văn Tín

Tuổi thơ hun đúc ước mơ

Sinh năm 1966 và lớn lên tại Quảng Nam, Đà Nẵng, tuổi thơ của anh Trần Văn Tín là những ngày vất vả mưu sinh phụ giúp gia đình, từ những khắc nghiệt khó khăn đó đã hun đúc trong anh những khát khao và quyết tâm vượt lên số phận, chỉ có học mới giúp anh thoát khỏi đói nghèo. Cậu học trò Trần Văn Tín ngày đó mê học đến nỗi ngày ngày anh không ngừng mày mò thử nghiệm, thí nghiệm rồi chế tạo ra đủ các loại máy móc thủ công từ các vật liệu rác thải như: chai, lọ, dây dợ, khi học xong bất cứ định luật nào ở trên lớp, về nhà anh lại áp dụng và so sánh xem có giống trong sách không. Và cứ thế lâu dần cái tò mò, cái sáng tạo cứ ngấm dần trong anh và trở thành niềm đam mê. Năm 1987, anh đậu thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh và nhận được học bổng du học tại Ucraina. Trong thời gian học tập tại đây, ông thường xuyên lui tới các khu chợ trời để tìm tòi nghiên cứu về đồ điện, điện tử. Chính điều này đã đưa ông đến 14 nước Châu Âu để tìm hiểu về ngành công nghệ điện tử.

Năm 1997, sau khi về nước 2 năm anh được giới thiệu vào giảng dạy tại ĐH Mở Cần Thơ nhưng vì hoàn cảnh gia đình khiến anh buộc phải trở lại Sài Gòn và để chăm sóc mẹ bệnh nặng. Anh đến chợ trời Hùng Vương làm nghề sửa điện thoại di động, từ đây anh mày mò nghiên cứu, khi truyền thông thời đó đưa thông tin sóng của điện thoại di động có ảnh hưởng xấu đến tai người, mày mò, thử nghiệm, anh Trần Văn Tín cho ra đời sáng chế đầu tay mang tên “Bộ chống xung động màng nhĩ tai khi nghe điện thoại di động” hay còn gọi “màng bảo vệ tai”. Công trình vừa ra đời đã được một doanh nghiệp Malaysia trả giá 24.000 USD. Để có tiền thuốc men cho mẹ, anh buộc phải bán “đứa con đầu lòng”, dù trong lòng còn nhiều tiếc nuối.

Từ đó, các phát minh khác của anh lần lượt ra đời như bộ sạc pin điện thoại trên xe máy, thiết bị chống say tàu – xe… nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi. Năm 2006, bộ ba sản phẩm tiết kiệm điện, gas và xăng của anh đã vinh dự được nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Cúp Sen Vàng, giải Cầu Vàng là tiền đề cho những sáng chế cải tiến sau này của anh được vượt bậc hơn, cái sau hoàn thiện và ưu việt hơn cái trước. Và đến nay có hàng trăm sản phẩm đa dạng được anh sáng chế và sản xuất như: tụ bù điện, ổ cắm sạc thông minh, đèn Led siêu tiết kiệm điện, đèn Led đuổi muỗi…với giá thành rẻ, tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm này đều được cấp chứng nhận đạt chuẩn chất lượng. Ông Tín quyết định thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Thanh niên Việt Nam (ICEVN) và Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật, tạo cơ hội việc làm cho nhiều thanh niên khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như là nơi tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu của mình. Với mục đích đó, công ty của ông không có các bộ phận marketing hay hệ thống kênh phân phối.

Ngày 24/2/2012, ĐH NamBu (Hàn Quốc) đã trao bằng Giáo sư danh dự cho anh vì đã có đóng góp vượt trội cho nghiên cứu sáng chế. Công ty Cổ phần Tập đoàn Thanh niên Việt Nam cũng đã liên kết hợp tác với nhiều đối tác ở Hàn Quốc như: Hiệp hội Khuyết tật Kappd Seoul  ĐH NamBu, ĐH HoNam…

Người “mở đường” và trao yêu thương cho người khuyết tật


Bế Giảng lớp Điện – Điện tử khóa 2 dành cho Người Khuyết tật

Hành trình trở thành “vua” sáng chế của anh Tín không ít những chông gai, không ít những thất bại. Nhưng vì niềm đam mê và vì ước mơ muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó để có thể giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật mà anh đã từng bước khẳng định mình. Anh muốn tự phát minh, tự xây xưởng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động là người khuyết tật. Anh chia sẻ: “Người khuyết tật rất tỉ mỉ nên thích hợp với công việc làm đồ điện tử, sao mình không dạy nghề cho họ?”. Từ những học viên ban đầu, anh đã có hẳn một trung tâm ICEVN dành cho người khuyết tật ở quận 12 và hiện đang nuôi dạy, tạo việc làm cho gần 300 người khuyết tật.

Trong quá trình hoạt động, từ sự cố một học viên của ICEVN bị điện giật khi đóng công tắc đèn đường lúc trời mưa mà ông liền có ý tưởng làm bộ đóng mở điện tự động. Dù được mua lại với giá hàng chục đô nhưng ông Tín vẫn quyết định từ chối mà tặng lại cho Trung tâm dạy nghề và làm việc cho thanh niên khuyết tật.

Đến nay, hàng trăm công nhân đã có tay nghề vững vàng và được giữ lại làm việc. Công ty đã lo chỗ ăn ở và trả lương xứng đáng cho từng công nhân. Có nhiều người được anh Tín dựng vợ gả chồng như người cha của các cháu.


Anh Trần Văn Tín (Áo trắng ở giữa) lo tổ chức đám cưới cho Người Khuyết tật

Mọi người ở đó trẻ thì gọi anh là “Ba Tín” xưng con, người nhiều tuổi thì goi anh là “thầy”. Niềm vui của anh là mỗi ngày nhìn thấy các “con” của mình được khỏe mạnh, tự lao động bằng khả năng của mình, được sống hòa đồng cùng cộng đồng và có môi trường cho các “con” được phát huy sáng tạo của mình. Mong muốn một mái nhà với những con người: “tàn nhưng không phế”.

Hiền Trang

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang