Góc khuất của người khuyết tật

(ĐHVO). Nếu bạn là người sinh ra ở thành phố hoặc từng có dịp đến những thành phố chắc hẳn đều từng thấy hình ảnh người khuyết tật đi ăn xin khiến chúng ta phải thương xót và day dứt. Tôi cũng vậy, tôi cũng đi nhiều nơi và chứng kiến nhiều điều không tránh khỏi xót xa…

Còn nhớ có một lần, tôi du lịch ở Huế, chỉ tạt vào quán ăn vỉa hè, khi ấy còn chưa kịp ăn xong tô bún bò thì có một cậu bé, da đen thui, bộ đồ cũ rích, dùng bàn tay duy nhất trên cơ thể, ngửa ra xin tiền. Tôi móc túi cho em vài đồng. Sau khi cậu bé đó rời khỏi, tôi được chủ quán kể lại rằng cậu nhóc tay chân lành lặn chứ không cụt như tôi thấy, cậu ấy làm vậy chỉ lừa tiền của người dân.Tôi ngạc nhiên kinh độ. Làm sao mà một đứa trẻ nhỏ như vậy đã phải làm ra những chuyện lừa gạt như thế. Tôi đoán, phía sau em có lẽ có ai đó sai khiến em phải hành động như vậy, vì tôi nhìn thấy sự mệt mỏi khốn cùng ở sâu trong đôi mắt ấy…

Câu chuyện của tôi cũng chẳng lạ lẫm gì với bất kỳ ai trong chúng ta. Chẳng phải tự dưng con người bây giờ trở nên vô cảm trước những mảnh đời khó khăn như vậy. Chẳng phải tự dưng mà nhiều thành phố lớn khuyến nghị người dân không nên cho tiền người khuyết tật ăn xin. Bởi tình trạng lợi dụng người khuyết tật, trẻ em nhỏ để ăn xin trở thành một “món nghề ngon” mà bọn người vô đạo thực hiện rộng rãi. Bóc lột sức lao động của người khác đã là hành vi phạm pháp không thể chấp nhận, huống hồ gì đây bóc lộc tận cùng sức kiệt của người sinh ra đã bất hạnh đã khiếm khuyết thì càng không thể dung tha. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ những chế tài dành cho bọn lợi dụng đó, chẳng hạn như tại khoản 3 điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định rất rõ:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

b) Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.”

Thậm chí với những hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự của người khuyết tật thì họ còn có thể bị truy cứu cả về trách nhiệm hình sự, ví dụ như một trong các tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS); Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS)…

Ảnh minh họa, nguồn internet

Rõ ràng, tình trạng này đã không còn xa lạ và có cả những chế tài khá nghiêm ngặt dành cho người vi phạm. Rõ ràng, những thành phố lớn luôn khuyến khích và tạo việc làm cho người khuyết tật thay vì ăn xin…. Nhưng chúng ta vẫn chứng kiến những tình cảnh này rất nhiều trên thực tế. Có lẽ do thu nhập của người khuyết tật ăn xin mang lại cao hơn rất nhiều so với khung hình phạt Nhà nước đưa ra, cũng có thể do bản thân người khuyết tật rơi vào tình cảnh chấp nhận sống bóc lột như vậy, cũng có thể do sự hời hợt vô cảm của xã hội đẩy họ vào sự lựa chọn khốn cùng, cũng có thể do lòng tham vô đáy và nhân phẩm ngủ quên khiến bọn chúng coi đó là “nghề ngon đẻ tiền”… Dù là với bất kỳ nguyên nhân nào, để giúp họ thoát khỏi cảnh đó, để xã hội trở nên tốt đẹp hơn, thiết nghĩ chúng ta cần phải tăng nặng mức chế tài, răn đe, đưa vào diện vi phạm hình sự, dân mình dính tới tù là sợ ngay. Và bản thân mỗi người cũng có trách nhiệm hơn trong việc giúp đỡ những người khuyết tật theo những cách văn minh nhất, để cuộc sống của họ khiếm khuyết nhưng không bất hạnh.

Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc thế này: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa rồi”. Có những sự thật chẳng bằng mắt thấy tai nghe. Chẳng hạn như góc khuất của những người khuyết tật ăn xin ấy…..

Hồng Đào

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang