(DHOV). Thông qua “ Hội thảo chính sách, giải pháp tín dụng phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm và giới thiệu sản phẩm của người khuyết tật” đã được tổ chức với sự tham gia đông đủ của các đại biểu và khách mời. Hội thảo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp các đơn vị tổ chức vừa qua đều có chung nhận định: Trong các giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tạo việc làm cho người khuyết tật (NKT) thì ý tưởng NKT làm du lịch là có tính khả thi cao.
Các mặt hàng được làm bới người khuyết tật. (Nguồn ảnh: Internet)
Với nền kinh tế hội nhập hiện nay, cùng sự phát triển của các ngành công nghiệp không ngừng được chú trọng và đẩy mạnh phát triển. Trong số đó không thể kể đên ngành công nghiệp không khói – du lịch, trong những năm gần đây thực sự đóng góp rất lớn đẩy mạnh nền kinh tết chung của nhiều nước, mà trong đó phải kể đến Việt Nam. Không những có lợi thế về địa lý có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng con người thân thiện thu hút được rất nhiều sự quan tâm của du khách nước ngoài.
Tận dụng lợi thế, các cơ quan chức năng đã đưa ra một giải pháp rất ý nghĩa nhằm giúp đỡ những người khuyết tật có thêm việc làm. Đồng thời tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Khi mà du lịch càng phát triển, khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài tăng thì đây là cơ hội tốt để thực hiện kế hoạch giúp đỡ tạo việc làm cho người khuyết tật.
Theo số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 8 triệu NKT từ năm tuổi trở lên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Hậu quả chiến tranh, bẩm sinh, tai nạn giao thông… thường sống dựa vào trợ giúp của gia đình, xã hội và trợ cấp Nhà nước. Tuy nhiên những năm gần đây, việc nhận trợ giúp từ xã hội đã có nhiều thay đổi lớn, đó là trợ giúp theo quan điểm phát triển. Trên cơ sở quyền công dân, Nhà nước, xã hội tạo điều kiện để NKT được học văn hóa, học nghề và có việc làm. Khi họ có học vấn, có trình độ chuyên môn và việc làm thu nhập ổn định, họ mới có thể vươn lên tạo dựng cuộc sống độc lập, bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Như vậy có thể kết luận rằng, nhiều người khuyết tật với họ chỉ là họ bị thiếu đi một phần cơ thể thôi chứ không phải là họ không thể làm việc, không thể vận động mà vẫn có thể lao động làm kinh tế như bao người bình thường. Theo nguyện vọng, hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất của NKT hoặc thu hút sự tham gia của nhóm người này. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội từ năm 2011, đã có tới 400 cơ sở trên cả nước, với hơn 15 nghìn lao động là NKT. Đặc biệt, sức khỏe của NKT thường yếu nên việc sản xuất có khi kéo dài hơn so bình thường. Tuy vậy, họ lại kỹ lưỡng hơn trong công việc, chăm chút từng chi tiết để tạo ra sản phẩm. NKT có những khiếm khuyết nhưng họ lại tự bù đắp được tính kiên trì và sự tập trung cao. Chính điều này làm nên khả năng sáng tạo và tham gia sản xuất những mặt hàng thủ công truyền thống cần đến sự tỉ mỉ và tính kiên nhẫn.
Hiện nay, khi đến nhiều khu du lịch tại Việt Nam khách du lịch sẽ được lựa những món đồ lưu niệm do chính người khuyết tât làm ra. Những món đồ rât tinh sảo và tỉ mỉ, đây không chỉ là những món đồ lưu niệm mà đây là cả sự nỗ lực của người khuyết tật. Không thể cùng một chủng loại, mẫu mã, mặt hàng có thể bán cho mọi thị trường, đặc biệt là nhu cầu của khách du lịch khác với nhu cầu người tiêu dùng bình thường, không kể đến nhu cầu của người dân thành thị khác với người nông thôn thì nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài lại càng khác biệt. Như vậy, qua đây có thể giúp được phần nào cuộc sống cho người khuyết tật. Xong cũng là động lực giúp họ có thể vươn lên trong cuộc sống./.
Hương Liên