Giặt là sẻ chia – Tiệm giặt người khuyết tật

(ĐHVO). Giặt là sẻ chia – Tiệm giặt người khuyết tật” được mọi người biết đến là nơi tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật. Không những vậy nơi đây còn là nơi giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng, cải thiện và nâng cao đời sống cho người khuyết tật.

Phóng viên Tạp chí điện tử Đồng Hành Việt có buổi làm việc, trò chuyện với anh Đỗ Văn Hiểu – chủ tiệm “Giặt là sẻ chia”. Tiệm giặt là nằm ở trong con ngõ trên đường Trường Chinh (quận Đống Đa, Hà Nội), nhỏ nhưng có võ bở tiệm hoàn toàn sử dụng nhân lực là người khuyết tật và với cách phục vụ nhiệt tình, đầy chu đáo.

Anh Đỗ Văn Hiểu là cựu sinh viên khóa K21 – Trường Đại học Mở Hà Nội. Khởi nghiệp kinh doanh mở tiệm giặt là đã giúp anh thành công với 4 tiệm giặt là tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn TP Hà Nội, riêng tiệm tại Trường Chinh sử dụng nhân lực hoàn toàn là người khuyết tật. Chia sẻ với chúng tôi về tiệm “giặt là sẻ chia” đặc biệt này, anh Hiểu cho biết: “Ý tưởng kinh doanh sử dụng người khuyết tật làm việc tại tiệm giặt là đã đến với mình thực sự rất ngẫu nhiên. Khi một bạn khuyết tật đến xin được vào làm việc tại tiệm giặt là, mình mới thấy rằng người khuyết tật làm việc rất tốt, rất nhiệt tình và chăm chỉ. Hơn thế nữa, nếu mình sử dụng người khuyết tật tại tiệm giặt là chính là tạo việc làm, tạo cơ hội cho các bạn vốn phải chịu nhiều thiệt thòi. Vậy tại sao mình không hành động ngay?” Bởi thế, tiệm “Giặt là sẻ chia – Tiệm giặt người khuyết tật” chính thức được đi vào hoạt động.

Anh đã dành một khoảng thời gian tìm hiểu trên các trang mạng xã hội để tìm kiếm nguồn lao động là người khuyết tật và trò chuyện, chia sẻ về ý tưởng này. Hiện nay, phần lớn người lao động là người khuyết tật đều làm các công việc thủ công như đan lát, tăm tre, gấp hộp,… mà mô hình sử dụng người khuyết tật vào công việc giặt là chưa phổ biến. Bởi thế, thời gian đầu khai trương anh Hiểu gặp không ít khó khăn, ngoài đào tạo tay nghề, hướng dẫn người khuyết tật mà còn nỗi lo về tài chính. Anh chia sẻ: “Tháng đầu tiên, để mà làm trừ chi phí đi mình vẫn lỗ tầm 19 triệu, tháng thứ hai là 15 triệu. Mấy ngày đầu, các bạn người khuyết tật chưa quen việc nhưng anh vẫn trả công các bạn, thậm chí cao hơn người bình thường, để sao cho cơ sở hoạt động, và mình chấp nhận chịu lỗ để các bạn có một việc làm tốt.”

Tiệm Giặt là sẻ chia – Tiệm giặt người khuyết tật tại ngõ đường Trường Chinh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Thời gian đầu, nhiều người đến với tiệm vì ủng hộ tiệm, ủng hộ người khuyết tật nhưng điều đó không thể giúp tiệm giặt duy trì lượng khách hàng lâu dài. Bởi thế để tiệm giặt của người khuyết tật có thể đi xa và ổn định anh luôn chú trọng tiêu chí chất lượng, thái độ và sự chuyên nghiệp. Anh Hiểu chia sẻ: “Cái cốt ở người khuyết tật là ý chí và nghị lực, họ có thể sống bằng chính sức lực của họ và mình có thể giúp đỡ họ bằng mọi thứ có thể.”

Bởi thế khi đến với tiệm giặt là, phóng viên được tận mắt và trực tiếp trải nghiệm tác phong làm việc rất chuyên nghiệp, sự hiếu khách và hoà đồng của những bạn khuyết tật làm việc tại đây. Anh Trần Văn Luân làm việc tại tiệm chia sẻ: “Mình ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã từng đi thi đấu một số giải bơi dành cho người khuyết tật và đã giành huân chương vàng, với bàn tay khỏe mạnh nhưng đôi chân thì lại bị khuyết tật bẩm sinh, anh cũng đã từng làm nhiều nghề như nuôi gà, làm hàng mã nhưng mọi việc đều bấp bênh, cuộc sống chật vật khó xin được việc. Nhưng từ khi đến với anh Hiểu và tiệm “Giặt là sẻ chia” thì cuộc sống đã dần ổn định hơn.”

Người khuyết tật làm việc tại tiệm giặt

Cùng làm việc tại tiệm, anh Nguyễn Văn Đông nhà ở khu công nghiệp Đồng Văn, trước đây đã đi xin việc ở nhiều nơi nhưng không ai nhận do là vì đôi tay bị mất hết ngón, mất khả năng cầm, nắm. Cũng chung cảnh lận đận tìm kiếm việc làm, anh bộc bạch: “Không việc làm và không có thu nhập nên cuộc sống trước đây của mình thực sự rất chật vật, có những lúc dường như cảm thấy bản thân là người thừa của xã hội. Nhưng may mắn đến với mình khi được anh Hiểu nhận vào làm việc tại tiệm giặt, từ đó mình mới thực sự thấy cuộc sống đổi thay, có giá trị hơn.”

Hằng ngày, anh Đông vẫn trên chiếc xe đạp nho nhỏ đi giao hàng cho khách, nhanh thoăn thoắt và đầy kiên cường. Có thể thấy, mặc dù đều khiếm khuyết, cơ thể không được hoàn hảo nhưng họ vẫn làm việc bằng cả trái tim, tâm huyết và sức lực của chính mình. Tiệm giặt là đến nay đã đi vào hoạt động ổn định và vẫn đang mở rộng quy mô tuyển thêm nhân viên là người khuyết tật thông qua các mạng xã hội Facebook, trang web tìm việc làm cho của người khuyết tật.

Anh Nguyễn Trung Đông nhiệt tình ra lấy đồ cho khách

Mô hình sử dụng người khuyết tật tại tiệm giặt là của anh Hiểu được đông đảo mọi người ủng hộ, mang ý nghĩa nhân văn, tạo ra giá trị và việc làm cho người khuyết tật. Bởi thế anh Hiểu luôn mong muốn được nhân rộng mô hình này, đóng góp công sức, ý tưởng để giúp người khuyết tật có việc làm, có thu nhập ổn định và từ đó họ sẽ tự tin hơn, hòa nhập với cộng đồng và tạo ra giá trị cho xã hội.

Cuối buổi trò chuyện, trong tôi dấy lên tinh thần lạc quan, có thể là nghị lực sống, chí chí và quyết tâm của các bạn khuyết tật, cũng có thể là ý tưởng mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của ông chủ tiệm Giặt là sẻ chia – Tiệm giặt người khuyết tật. Tin tưởng rằng, mô hình tiệm giặt người khuyết tật nhanh chóng được nhân rộng và thành công lan toả ý nghĩa cộng đồng này.

PV

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang