Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Người mù Việt Nam

Trong ngày 12&13/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Người mù Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội Hội người mù Việt Nam lần thứ X.

Đại hội người mù Việt Nam lần thứ X diễn ra tại Hà Nội.
Đại hội người mù Việt Nam lần thứ X diễn ra tại Hà Nội.

Dự và phát biểu tại Đại hội có bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Cùng dự có ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ông Lâm Văn Đoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội; Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT… Lãnh đạo Hội người mù Việt Nam và 451 đại biểu.

Về phía các tổ chức Quốc tế có đại diện hội Người mù khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; Đại biểu đại diện diễn đàn người mù cộng đồng Asean và Hội người mù 3 nước Thái Lan, Lào, Malaysia.

Đại hội Hội người mù Việt Nam lần thứ X có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị Quyết Đại Hội lần thứ IX nhiệm kỳ 2017-2022. Quyết nghị phương hướng, nhiệm vụ, những mục tiêu chủ yếu và kế hoạch hành động nhiệm kỳ 2022-2027. Và bầu ra Ban chấp hành Hội Người mù Việt Nam khóa X.

Phát triển lớn mạnh

Tại phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu Hội Người mù Việt Nam, các đại biểu đã đóng góp ý kiến biểu quyết thông qua sửa đổi Điều lệ. Dự thảo Báo cáo kiểm điểm ban chấp hành, báo cáo kết quả nhiệm kỳ 9 của Ban kiểm tra. Đại hội cũng đã tiến hành hiệp thương bầu Ban chấp hành, ban kiểm tra nhiệm kỳ 10. Ban chấp hành họp phiên thứ nhất bầu ban thường vụ và bầu các chức danh; chủ tịch, phó chủ tịch, Trưởng ban kiểm tra nhiệm kỳ 10…

Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Người mù Việt Nam ảnh 1

Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Dân vận TW phát biểu tại Hội nghị.

Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Dân vận TW đã biểu dương Hội khi tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động do Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, các đoàn thể và địa phương phát động các cuộc vận động, các phong trào của Hội.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển tổ chức, nâng cao trình trình độ cho đội ngũ cán bộ, hội viên, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả… Hội đã có bước chuyển biến tích cực từ hoạt động có tính chất từ thiện sang trao quyền cho người mù có cơ hội phấn đấu, trưởng thành…

Đồng thời đề nghị các cấp Hội trong cả nước thống nhất ý chí và hành động, vươn lên thực hiện đầy đủ và hiệu quả vai trò nòng cốt, cầu nối, là cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước tới hội viên, người mù trong cả nước. Rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục… Cùng đó thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Người mù Việt Nam ảnh 2
Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Dân vận TW (thứ nhất từ trái sang), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh (thứ 2 từ trái sang) tại Đại hội.

Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

Tại Đại hội Hội Người mù Việt Nam lần thứ X, đánh giá kết quả thực hiện Nghị Quyết Đại Hội lần thứ IX nhiệm kỳ 2017-2022, ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam đã đề cập tới công tác giáo dục và đào tạo.

Theo đó, Công tác giáo dục được Hội xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm ở mỗi cấp Hội. Để đáp ứng với tinh thần cải cách giáo dục, công tác giáo dục trong Hội được triển khai toàn diện và có nhiều hoạt động đổi mới.

Cụ thể, trong công tác giúp đỡ trẻ em đến trường: Hàng năm để chuẩn bị cho năm học mới, Trung ương Hội khảo sát nhu cầu sách giáo khoa chữ Braille ở các bậc học phổ thông, chủ động in cấp cho các em; Tham gia Hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 1, 2, 6 bằng chữ Braille do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tích cực tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

Hội cũng là thành viên hội đồng thẩm định hệ thống kí hiệu Chuẩn Quốc gia về chữ nổi Braille ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT – BGDĐT, chuyển đổi nội dung Thông tư sang chữ Braille và chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện; tham dự và đóng góp ý kiến trong các hội thảo về giáo dục cho người khuyết tật do Bộ GD&ĐT, Ủy ban quốc gia về người khuyết tật tổ chức.

Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Người mù Việt Nam ảnh 3

Văn nghệ của Hội viên chào mừng Đại hội.

Chuyển đổi tài liệu học tập, sách, truyện, lý thuyết âm nhạc sang các định dạng phù hợp như bản word, audio, file điện tử. Thành lập mạng lưới sinh viên khiếm thị Hà Nội và phát triển thành mạng lưới sinh viên khiếm thị toàn quốc, tổ chức các buổi giao lưu trực tiếp, trực tuyến; Vận động các nhà tài trợ tặng quà, tặng quỹ sinh viên, tặng radio, điện thoại…

Mỗi năm có khoảng 1150 em tham gia học hoà nhập ở các bậc học phổ thông, 77 em trúng tuyển các trường cao đẳng, đại học. Hiện nay, có gần 800 người mù có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.

Công tác xoá mù chữ, phục hồi chức năng cho người mù: bằng kinh phí ngân sách và vận động, trong 5 năm, toàn Hội đã mở được 258 lớp xoá mù chữ, phục hồi chức năng cho 2189 hội viên. Trung ương Hội đã cấp 1890 bộ học cụ, 646 bộ sách xoá mù chữ cho các lớp học. Các Trung tâm giáo dục, dạy nghề của Hội luôn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, tranh thủ mọi nguồn lực để mở các lớp dạy chữ, dạy nghề, nuôi dưỡng các em trong độ tuổi đến trường, mở 280 lớp tiền hoà nhập cho 1694 em.

Các tỉnh, thành nổi bật trong công tác mở các lớp dành cho trẻ em, xoá mù chữ, tin học cho hội viên như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Sóc Trăng.

Để trang bị cho cán bộ, hội viên có thêm kỹ năng công tác hội, kỹ năng sống, tăng cường sức khoẻ, các đơn vị đã mở các lớp Tiếng Anh, đàn Organ, cờ vua, bóng đá, yoga, khiêu vũ…

Hội thi “Đọc, viết nhanh chữ Braille” được Hội Người mù Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT phát động, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các Sở GD&ĐT phối hợp với các Tỉnh, Thành Hội tổ chức tại địa phương.

Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Người mù Việt Nam ảnh 4

Trao bằng khen cho tập thể, cán bộ, hội viên Hội có thành tích xuất sắc.

Chương trình tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin đã có nhiều sự thay đổi bắt nhịp với xu hướng chung của toàn xã hội: các đơn vị chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội; Việc sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh trong học tập, công tác và đời sống ngày càng phổ biến và tiện ích, theo thống kê trong toàn Hội có 15 nghìn người thường xuyên sử dụng. Linh hoạt thích ứng trong đại dịch để tổ chức các buổi họp, hội thảo, hội thi, lớp học online mang lại hiệu quả cao.

Dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng trong nhiệm kỳ, đã mở được 154 lớp phổ cập tin học cho 1263 hội viên, cùng nhiều lớp hướng dẫn sử dụng điện thoại thông minh. Trung ương Hội tăng cường phối hợp với Bộ TT&TT, các Trung tâm phát triển phần mềm để triển khai các hoạt động thúc đẩy phong trào như: tư vấn kỹ thuật cho Tổng công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC xây dựng phần mềm hỗ trợ người khiếm thị trên điện thoại thông minh; Phối hợp với Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam, Trung tâm Đào tạo cán bộ phục hồi chức năng, xây dựng hệ thống Dán nhãn dữ liệu INLAB dành cho người khiếm thị, biên soạn giáo trình và mở lớp đào tạo cho học viên các Tỉnh, Thành hội, mở ra một nghề mới, phù hợp với người mù.

Phối hợp với Bộ TT&TT phát động Hội thi tin học dành cho người mù lần thứ II; 26 đơn vị nhận được sự giúp đỡ về chuyên môn, kinh phí của chính quyền địa phương, Sở Thông tin và truyền thông để tổ chức Hội thi tại địa phương, bồi dưỡng nhân tố tham gia vòng chung khảo toàn quốc. Hội thi đã mang lại ý nghĩa về công tác tuyên truyền cũng như thúc đẩy hoạt động Công nghệ thông tin trong toàn Hội…

Tại đại hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã trao bằng khen cho tập thể cán bộ hội viên Hội; 5 cá nhân có thành tích xuất sắc. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trao bằng khen cho 3 cá nhân. Trung ương Hội Người mù Việt Nam tặng bằng khen cho 29 đơn vị Tỉnh, Thành hội.

Theo Báo Giáo dục & Thời đại

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang