Giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

(ĐHVO). Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, trẻ em có các quyền được sống còn, được phát triển, được bảo vệ,… Tất cả trẻ em trên thế giới đều phải được dành những điều tốt đẹp nhất và được ưu tiên trong mọi vấn đề, trong đó có vấn đề về giáo dục. Trẻ em khuyết tật cũng nằm trong số đó và cần được đảm bảo phát triển giáo dục như những đứa trẻ bình thường khác.

Giáo dục đặc biệt cho trẻ em khuyết tật đang ngày càng phố biến trong xã hội. Giáo dục đặc biệt bao gồm các chương trình được thiết kế riêng cho những học sinh “đặc biệt”, tính đặc biệt ở đây thể hiện ở đối tượng của phương pháp giáo dục này. Đó là trẻ em khuyết tật, phát triển chậm, hay có bất kì ảnh hưởng nào tác động đến thể chất và tinh thần của trẻ. Đây được coi là mô hình giáo dục sớm nhất cho trẻ em khuyết tật ở các nước châu Âu với hình thức tập hợp trẻ em khuyết tật ở các mức độ khác nhau để áp dụng hình thức dạy học khác nhau, tách biệt với hệ thống giáo dục quốc dân.

Ảnh minh họa, nguồn ảnh Internet

Do trẻ em khuyết tật thường gặp khó khăn trong việc nhận thức và không có đầy đủ kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt thường ngày nên để trẻ có môi trường học tập tốt phát triển bản thân đồng thời cải thiện môi trường giáo dục của xã hội thì việc thiết kế riêng những lớp học dành cho trẻ khuyết tật là một phương pháp đạt được những hiệu quả nhất định. Chương trình giáo dục này sẽ không thể bắt gặp ở môi trường giáo dục truyền thống và cần những người được đào tạo chuyên sâu, bài bản hướng dẫn, tổ chức.

Chương trình giáo dục đặc biệt sẽ được thiết kế để dạy các bé kĩ năng, kiến thức, hoạt động học tập vui chơi theo đúng khả năng ở mỗi trẻ. Đồng thời, phương pháp này sẽ tập trung trang bị cho trẻ kỹ năng cần thiết bên cạnh chương trình giáo dục nhằm hỗ trợ trẻ phát triển hoàn tiện phát triển về ngôn ngữ, vận động, kĩ năng giao tiếp với xã hội….

Giáo dục đặc biệt vừa giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, phát triển được những thế mạnh của các em vừa giúp nâng cao nhận thức của xã hội về người khuyết tật và đảm bảo được các mục tiêu giáo dục cộng đồng của Nhà nước. Các chương trình giáo dục đặc biệt cũng giúp người khuyết tật nhất là các em nhỏ có được sự quan tâm hỗ trợ từ cộng đồng, tăng thêm cơ hội phát triển và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

Khi xã hội và công nghệ ngày càng phát triển thì tầm quan trọng của giáo dục ngày càng được nâng cao và trẻ em khuyết tật ngày càng tiếp nhận những công cụ giảng dạy hiện đại và thuận tiện hơn. Ở Việt Nam, mô hình giáo dục đặc biệt đã được triển khai ở nhiều nơi, tuy nhiên nguồn lực đảm bảo cho việc dạy các chương trình giáo dục này còn hạn chế. Có thể nói đây là một lĩnh vực khó, thời gian đào tạo khá lâu nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo giáo dục cho trẻ.

Không thể phù nhận được tầm quan trọng và những điểm sáng của chương trình này trong việc giúp trẻ em khuyết tật có cơ hội hòa nhập cộng đồng tốt cũng như phát huy những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Do đó giáo dục đặc biệt cần được quan tâm, nâng cao hơn nữa trong hiện tại và cả tương lai để giúp trẻ em khuyết tật sớm có cơ hội được học tập và phát triển như những đứa trẻ bình thường khác.

PV

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang