Giải pháp giúp người khuyết tật khỏe mạnh và năng động

(DHVO). Một lối sống năng động, tích cực vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Ngay cả khi bạn là người khuyết tật, chỉ cần có cách suy nghĩ tích cực, bạn hoàn toàn có thể trở nên năng động nhờ tham gia vào các hoạt động thể thao.

Dù có là người khuyết tật hay không, tập thể dục, thể thao luôn giúp cho cơ thể con người trở nên khỏe mạnh và giàu năng lượng. Không chỉ vậy, việc tích cực tham gia vào các hoạt động còn giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, mọi người xung quanh và có thêm nhiều bạn mới, đặc biệt là những người bạn có chung chí hướng, sở thích. Đối với người khuyết tật (NKT), tham gia các hoạt động thể thao  phù hợp sẽ giúp họ cải thiện cả thể chất và tâm lý. Các hoạt động giải trí và tập thể dục có thể giúp đốt cháy calo và duy trì thể lực, ngay cả một hoạt động cường độ thấp cũng sẽ rất có lợi và giúp tăng cường trao đổi chất, lưu thông và cải thiện giấc ngủ. Đối với tâm lý, việc hoạt động thường xuyên làm tăng khả năng tập trung và giảm căng thẳng.

Những hoạt động mà NKT có thể tham gia

Tùy theo từng dạng khuyết tật, người khuyết tật hoàn toàn có thể tham gia vào các môn thể thao vận động như bóng đá, chạy bộ hay bơi lội. Đối với những người có thể chất yếu hơn, họ có thể tham gia vào các hoạt động thể dục trị liệu, thực hiện những động tác thể dục đơn giản để cải thiện khả năng vận động. Bên cạnh đó, cắm hoa hay học nấu ăn cũng là những hoạt động nhẹ nhàng mà thú vị, rất phù hợp với người khuyết tật.

Một trong những hoạt động nhẹ nhàng mà mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với người khuyết tật là âm nhạc trị liệu. Âm nhạc cung cấp một cơ hội tuyệt vời để xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Liệu pháp âm nhạc, bao gồm khiêu vũ, ca hát hoặc chơi một nhạc cụ, đưa mọi thứ đi xa hơn bằng cách tạo cơ hội để nâng cao sự tự tin, hỗ trợ giao tiếp và bộc lộ cảm xúc của người tham gia. Ở mức độ vật lý, nó có thể giúp giảm đau, duy trì và cải thiện các chức năng vận động thông qua các bài tập vận động và phối hợp.

am-nhac-tri-lieu

Một lớp âm nhạc trị liệu dành cho người khuyết tật (Ảnh:Internet)

Liệu pháp Wii cũng được nhắc tới là một hoạt động phục hồi chức năng khá hiệu quả dành cho người khuyết tật. Các bảng điều khiển, chẳng hạn như Wii, kết hợp các thiết bị ngoại vi cho phép cải thiện khả năng vận động ở khớp, cân bằng, phối hợp thị giác và phản xạ. Một số trò chơi cũng cho phép tham gia nhóm với nhiều người khuyết tật khác nhau. Để tận dụng tối đa liệu pháp Wii và tiềm năng của nó, liệu pháp này nên được thực hiện tại các trung tâm y tế địa phương hoặc các môi trường tương tự với sự giám sát liên tục của chuyên gia vật lý trị liệu.

Ngoài ra, bơi lội cũng là một trong số các liệu pháp được đánh giá cao. Nước từ lâu đã được sử dụng như một phương thức trị liệu và thực hiện các hoạt động dưới nước có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe về mọi mặt. Thể dục nhịp điệu dưới nước, bơi lội và thủy trị liệu là một số ví dụ về các hoạt động cải thiện đáng kể khả năng, chức năng, kỹ năng vận động và tình trạng thể chất của người tham gia. Những hoạt động này đặc biệt hữu ích trong việc phục hồi hoặc điều trị các khuyết tật thần kinh như chấn thương cột sống, chấn thương đầu, tai biến mạch máu não, bệnh thoái hóa của hệ thống thần kinh, teo cột sống hoặc tật nứt đốt sống.

Nếu là người ít vận động, thời gian đầu tham gia vào các chương trình hoạt động có thể sẽ là khoảng thời gian khá khó khăn và đòi hỏi tính kiên trì cao. Tuy nhiên, khi đã biến hoạt động đó thành thói quen, cơ thể con người sẽ có những biến chuyển tích cực, sức khỏe được tăng cường và các cơ quan cũng sẽ trở nên nhanh nhạy hơn. Do đó, nếu có thể, người khuyết tật nên dành thời gian thử các liệu pháp theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sức khỏe để giúp bản thân trở nên khỏe mạnh, năng động hơn.

P.a

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang