(ĐHVO). Loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động đã và đang được thực thi; tuy nhiên nhiều người lao động là người khuyết tật và doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật vẫn chưa hiểu rõ. Do đó, Phóng viên đã liên hệ với sở Lao Động – Thương Binh & Xã hội Hà Nội để trả lời bạn đọc.
Do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra tại Hà Nội, phóng viên đã không có buổi làm việc trực tiếp như dự kiến mà đã được Phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao Động – Thương Binh & Xã hội Hà Nội trả lời qua gmail và điện thoại.
Sở Lao Động – Thương Binh & Xã Hội Hà Nội tại 75 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
Theo số liệu của sở Lao Động – Thương Binh & Xã hội, toàn thành phố Hà Nội có 109275 người khuyết tật (Trong đó, có 17125 người khuyết tật đặc biệt nặng, 75791 người khuyết tật nặng, 16359 người khuyết tật nhẹ); chỉ có 19723 người khuyết tật còn khả năng lao động, trong đó 9668 người khuyết tật có việc làm; thành phố hiện có 07 cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% trở lên tổng số lao động là người khuyết tật do sở Lao động – Thương binh & Xã hội kiểm tra ra quyết định công nhận.
Phóng viên: Người lao động là người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng ngoài tiền trợ cấp hàng tháng ra có được nhận tiền hỗ trợ Covid-19 tại Hà Nội không?
Bảng điểm cấp đơn, xin hỗ trợ cho sinh viên, người lao động dừng mất việc làm do ảnh hưởng Covid -19 tại xóm Lẻ, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội trong thời gian dịch bệnh đang diễn ra phức tạp (Ảnh có tính chất minh hoạ).
Phòng BTXH, Sở Lao Động – Thương Binh & Xã hội Hà Nội: Theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ Người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19; Nghị Quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do covid-19; Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của HĐND Thành phố quy định một số chính sách đặc thù của TP HN hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng gặp khó khăn do đại dịch covid 19. Theo đó, người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng được hưởng mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người. (Nguyên tắc: mỗi đối tượng chỉ hưởng 1 lần trong chính sách hỗ trợ. trường hợp đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chế độ hỗ trợ trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ do đối tượng lựa chọn hoặc chế độ hỗ trợ cao nhất).
Ngoài ra, Hội Người khuyết tật, Hội người mù, UBMTTQ, UBND các quận huyện thị xã huy động nguồn xã hội hóa tổ chức thăm, tặng gói quà dân sinh cho người cao tuổi, NKT, người dân có khó khăn trong dịch Covid đảm bảo người dân cư trú trên địa bàn ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn.
Phóng viên: Các doanh nghiệp người khuyết tật bị ảnh hưởng do Covid-19 vừa qua tại Hà Nội được hỗ trợ gì không?
Phòng BTXH, Sở Lao Động – Thương Binh & Xã hội Hà Nội: Các doanh nghiệp người khuyết tật bị ảnh hưởng do Covid-19 tại Hà Nội được hỗ trợ khó khăn theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ Người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị Quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do covid-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch co vid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19.
Quy định hỗ trợ như sau:
– Người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội)
– Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (Mức hỗ trợ tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng)
– Hộ kinh doanh, mức hỗ trợ 3.000.000đ/ hộ
– Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.
+ Vay vốn trả lương ngừng việc: Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
+ Vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất: Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động. Thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tối đa 03 tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Phóng viên: Đối với lao động là người khuyết tật không đóng bảo hiểm có được hỗ trợ Covid-19 không?
Phòng BTXH, Sở Lao Động – Thương Binh & Xã hội Hà Nội: Lao động là người khuyết tật không đóng bảo hiểm nếu làm các công việc không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) thì được hỗ trợ Covid-19 như những người lao động tự do khác. Ngược lại nếu làm việc trong các công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm mà không đóng thì không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ Người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Ngoài ra hội người khuyết tật, hội người mù, UBMTTQ, UBND các quận huyện thị xã huy động nguồn xã hội hóa tổ chức thăm, tặng gói quà dân sinh cho người cao tuổi, người khuyết tật, người dân có khó khăn trong dịch covid đảm bảo người dân cư trú trên địa bàn ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn.
Phóng viên: Các thủ tục sẽ ra sao để người khuyết tật mà nhận được hỗ trợ Covid-19 tại Hà Nội?
Phòng BTXH, Sở Lao Động – Thương Binh & Xã hội Hà Nội: Lao động là người khuyết tật không đóng bảo hiểm nếu làm các công việc không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) thì được hỗ trợ Covid-19 như những người lao động tự do khác. Ngược lại nếu làm việc trong các công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm mà không đóng thì không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ Người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Ngoài ra hội người khuyết tật, hội người mù, UBMTTQ, UBND các quận huyện thị xã huy động nguồn xã hội hóa tổ chức thăm, tặng gói quà dân sinh cho người cao tuổi, người khuyết tật, người dân có khó khăn trong dịch covid đảm bảo người dân cư trú trên địa bàn ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn.
Thủ tục để được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội (phụ lục cách thức tổ chức thực hiện đối với người lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động ban hành kèm theo QĐ số3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021). Như sau:
1. Người lao động (theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm) lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hàng tháng, hồ sơ gồm có:
– Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định này.
– Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng cư trú do công an xã, phường, thị trấn cấp.
(Người lao động có nơi thường trú và nơi tạm trú không trong cùng phạm vi một xã, phường, thị trấn, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định này).
Thời gian người lao động gửi hồ sơ xét duyệt chậm nhất là ngày 31/01/2022.
2. Trong 06 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
– Thành lập Hội đồng xét duyệt (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã – Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách Văn hóa xã hội – Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên gồm: công chức Lao động – Thương binh và Xã hội, công chức tư pháp hộ tịch, lãnh đạo MTTQ, Trưởng Công an; Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn, cảnh sát khu vực.
– Hội đồng cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ.
– Ủy ban nhân dân cấp xã công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà văn hóa thôn, khu dân cư, tổ dân phố (nếu có) trong 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (kèm theo biên bản họp Hội đồng).
– Ủy ban nhân dân cấp huyện giao phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ trong 02 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Sau khi ban hành Quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức chi trả cho người lao động trong thời gian 02 ngày làm việc.
Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn, sự lắng nghe và chia sẻ của lãnh đạo và cán bộ sở Lao Động – Thương Binh & Xã Hội Hà Nội đã mang lại thông tin cho phóng viên để trả lời bạn đọc một cách kịp thời và chính xác.
Người dân nói chung và người khuyết tật nói riêng, có thể hỏi trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân địa phương; người khuyết tật gặp khó khăn cần hỗ trợ khẩn cấp liên hệ với tổ trưởng dân phố để đề nghị mặt trận tổ quốc hỗ trợ. Tổng đài 1022: Hà Nội (024 – mã vùng Hà Nội) mở thêm kênh hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19. Hiện tại tổng đài điện thoại 0241022 của thành phố Hà Nội được thiết lập với 6 nhánh: – Nhánh 1 (Bấm phím 1): Kết nối đến trung tâm cấp cứu 115. – Nhánh 2 (Bấm phím 2): Kết nối đến trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hà Nôi. – Nhánh 3 (bấm phím 3): Kết nối đến mạng lưới thầy thuốc đồng hành. – Nhánh 4 (bấm phím 4): Kết nối đến Sở TT & TT để phản ánh để phản ánh về vi phạm phòng, chống dịch Covid – 19. – Nhánh 5 (bấm phím 5): Kết nối đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội để được giải đáp về vấn đề an sinh xã hội. – Nhánh 6: (bấm phím 6): Kết nối đến Uỷ ban mặt trật tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội để được yêu cầu giúp đỡ, hỗ trợ nhu yếu phẩm khó khăn khi gặp Covid – 19. |
Nguyễn Văn Sự (NS).