F0 là người khuyết tật nên ăn và không ăn gì khi điều trị tại nhà?

(ĐHVO). Đại dịch Covid-19 bùng lên phà lan rộng chóng mặt từ cuối năm 2019 đến nay đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của người dân, cướp đi mạng sống của hàng triệu người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, của toàn bộ người dân trên thế giới. Các chuyên gia của Bộ Y Tế cho rằng người nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là những người có thể trạng kém, người khuyết tật thường có diễn biến thất thường và phức tạp, cần phải chú ý theo dõi để có thể ứng phó khi bệnh tình diễn biến xấu.

Trong giai đoạn đầu của quá trình nhiễm bệnh, sự phát triển của virus diễn biến chậm và âm thầm và chưa có triệu chứng nhưng sau đó có rất nhiều ca được ghi nhận có diễn biến bệnh đột ngột trở nặng, phải dùng đến các dụng cụ hỗ trợ như thở oxi, thở máy để hỗ trợ tuần hoàn hô hấp, suy chức năng đa cơ quan và tử vọng. Đặc biệt là ở những người khuyết tật nặng, người khuyết tật có bệnh mãn tính làm suy giảm miễn dịch hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn và nấm.


Người khuyết tật điều trị Covid-19 tại nhà (Ảnh minh họa -Internet)

Theo Bộ Y tế để hạn chế diễn biến nặng và nguy kịch, người khuyết tật bị nghi nhiễm cần được theo dõi thường xuyên và có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Với những trường hợp người khuyết tật bị nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc là thể nhẹ, cần điều trị tại nhà thì việc thực hiện chế độ dinh dưỡng thật sự là cần thiết. Dinh dưỡng giúp cải thiện và hỗ trợ hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch cầu, các tế bào miễn dịch, kháng thể và niêm mạc dạ dày, niêm mạc hô hấp giúp tăng sức đề kháng.

Khi người khuyết tật bị nhiễm virus thường có dấu hiệu đột ngột bị mất khứu giác hoặc vị giác, làm suy giảm khả năng ăn uống. Vậy nên, việc bổ sung chế độ ăn uống hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng là hoàn toàn cần thiết. Bộ Y Tế nhấn mạnh người bệnh Covid-19 tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, nếu như không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đúng cách và kịp thời thì bệnh nhân sẽ gặp tình trạng suy dinh dưỡng nặng, tăng nguy cơ bội nhiễm bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian chữa trị, thời gian thở máy và tăng chi phí điều trị.


Người khuyết tật điều trị Covid-19 tại nhà (Ảnh minh họa -Internet)

Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người khuyết tật bị nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nhẹ và không có triệu chứng được khuyến cáo như sau:

Bổ sung cân đối và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể chất, thể trạng bình thường. Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu protein như cá, thịt nạc, đậu đỗ, hạt các loại để tăng sức đề kháng  và ngừa teo cơ. Tăng cường trái cây tươi và nước ép các loại rau xanh , trái cây, các loại thực phẩm bổ sung hệ miễn dịch như tỏi, gừng để tăng cường sức đề kháng. Uống trung bình 2 lít/ngày hoặc nhiều hơn nếu có sốt hoặc tiêu chảy.

Bộ Y Tế lưu ý, dinh dưỡng cần đẩy đủ, cân đối và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.

Những thực phẩm mà người khuyết tật là F0 tại nhà nên dùng là: mỳ, gạo, ngô, khoai, sắn, các loại hạt như vừng, đỗ và các chế phẩm từ sữa như sữa bột, sữa tươi, sữa chua. Thịt, các loại cá, tôm, trứng, dầu thực vật, đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi. Người khuyết tật nhiễm bệnh cũng nên tránh các loại thực phẩm như mỡ động vật, phủ tạng động vật, các thực phẩm chứa nhiều muối, đồ hộp, dưa cà muối; các loại thực phẩm có lượng đường cao như nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo ngọt, chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá. Lưu ý là với người khuyết tật không bị dị ứng thực phẩm hoặc bác sĩ không yêu cầu kiêng thì không cần quá lo lắng và không phải kiêng khem nhiều. Đối với người khuyết tật có thể trạng yếu cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Các thực phẩm cần phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không dùng thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng, bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần thiết theo yêu cầu của chuyên gia dinh dưỡng.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

Bảo vệ giống nòi người Việt trước ô nhiễm môi trường nước

Picture1

Ngày hội hiến máu Giọt hồng Đất Cảng tại huyện An Lão

tai-xuong-1704452432

Người có nhóm máu hiếm không phải là bệnh lý

Benh-Nhan-Kham-Chua-

Đề xuất giá dịch vụ mới tại cơ sở khám chữa bệnh

img-1414-6908.jpg

Bệnh viện tư nhân ở Đắk Lắk miễn phí toàn bộ cho 50 lượt lọc thận đầu tiên cho các bệnh nhân

img-7500-9782

Chủ động phòng tránh rét cho học sinh vùng cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang