Duyên dáng áo dài cùng Người khuyết tật

(ĐHVO). Mặc dù không có được cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ như những người phụ nữ khác, nhưng khi khoác lên mình tấm áo dài truyền thống của dân tộc, những chị em, phụ nữ khuyết tật vẫn toát lên vẻ đẹp duyên dáng lạ thường.

Áo dài vốn được coi là quốc phục, là biểu tượng cho nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam từ lâu. Cùng với chiếc nón lá, áo dài giúp cho phụ nữ Việt toát lên một vẻ đẹp hiền hậu nhưng không kém phần thanh tao. Bộ áo dài thường được mặc trong những dịp đặc biệt của đời người phụ nữ, hay trong các cuộc thi sắc đẹp. Và dường như, mọi người phụ nữ Việt đều đẹp hơn khi khoác lên mình bộ áo dài truyền thống của dân tộc, ngay cả khi họ là người khuyết tật.

Áo dài Người khuyết tật

(Ảnh chị N tham gia cuộc thi duyên dáng áo dài do Áo dài S Việt tổ chức)

Những người khuyết tật thường mang trong mình một sự e ngại, tự ti, mặc cảm. Chính bởi vậy, để giúp cho những chị em phụ nữ là người khuyết tật tự tin, yêu đời hơn, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp của người con gái Việt cùng tấm áo dài, một cuộc thi áo dài online dành cho người khuyết tật đã được tổ chức với sự tài trợ của nhiều mạnh thường quân.

Ngay khi thể lệ cuộc thi được công bố, đã có rất nhiều chị em hào hứng tham gia. Ai cũng vô cùng phấn khởi và chọn cho mình những bộ áo dài đẹp nhất để dự thi. Đặc biệt, các thí sinh không hề ngần ngại khi chia sẻ những tấm ảnh dự thi của mình công khai trên mạng xã hội Facebook để kêu gọi mọi người cùng yêu thích, chia sẻ và bình chọn.

Áo dài Người khuyết tật

(Ảnh Internet)

“Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Chính câu nói ấy đã truyền lửa cho biết bao chị em phụ nữ Việt Nam, để từ đó họ có thể tự tin về diện mạo của mình trước tất cả mọi người. Có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cành nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam cũng đáng được trân trọng.

Áo dài Người khuyết tật

(Ảnh Internet)

Mặc dù chỉ là một cuộc thi online trên mạng xã hội Facebook với thể lệ vô cùng đơn giản nhưng (tên cuộc thi) đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin cho nhiều chị em phụ nữ là người khuyết tật. Đồng thời, nhờ có cuộc thi mà ta mới biết được quanh mình vẫn còn nhiều người dù kém may mắn nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời.

Phạm Giang

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang