Đưa nguồn lực hỗ trợ đến đúng đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 ngay trong tháng 7

Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Bạch Liên Hương nhấn mạnh yêu cầu này và mục tiêu của ngành lao động và thương binh, xã hội thành phố với các Phòng LĐTB&XH của các quận, huyện tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm được tổ chức sáng nay (15/7).

Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Bạch Liên Hương thông tin tại Hội nghị. Ảnh: Minh Anh

Tại Hội nghị giao ban công tác với Phòng LĐTB&XH các quận huyên, thị xã trên địa bàn sáng nay (15/7), Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương đã đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát, tổng hợp đối tượng và góp ý dự thảo quyết định, gửi về Sở LĐTB&XH tổng hợp, phối hợp một số sở, ngành có liên quan trình UBND Thành phố vào ngày 20/7; xem xét ban hành Quyết đinh để các quận, huyện triển khai thực hiện hỗ trợ. “Cố gắng cuối tháng 7, các nhóm người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 sẽ được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68”, bà Bạch Liên Hương nói.

Theo Giám đốc Sở LĐTB&XH Bạch Liên Hương, Hà Nội triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo nguyên tắc nhất quán: Điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng, đồng thời đưa nguồn lực đến đúng đối tượng, tạo điểm tựa cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bà Bạch Liên Hương cho biết, quan điểm chỉ đạo của Sở là quá trình thực hiện phải cụ thể hóa về trình tự, thủ tục, phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện trong tổ chức triển khai thực hiện. Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP, Sở xây dựng dự thảo về đối tượng, điều kiện, nguyên tắc được hỗ trợ đối với lao động tự do để đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết 68 và tình hình thực tế của Hà Nội. Đồng thời nghiên cứu phương thức chi trả để đảm bảo theo đúng nguyên tắc tại Điểm a, Điểm c Khoản 2 Mục I, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Điều 44, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Điều kiện, tiêu chí, quy trình, thủ tục để triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP đã được quy định rõ tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, nên về cơ bản, Hà Nội sẽ khoanh vùng các đối tượng cần hỗ trợ theo định hướng của Trung ương.

Riêng với các hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID-19, trước khi có Nghị quyết số 68/NQ-CP, Hà Nội đã thống nhất chủ trương hỗ trợ cho đối tượng này, do Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện. Để tránh trường hợp chồng chéo, trùng lặp, ngành LĐTB&XH cùng ngành Thuế sẽ rà soát, sàng lọc, bảo đảm mỗi người chỉ nhận được một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

Đối với nhóm lao động tự do, đối tượng ưu tiên đề xuất hỗ trợ là người lao động làm công việc tự do, bị ảnh hưởng về việc làm tại những địa bàn phải cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó là những người làm các công việc không có giao kết hợp đồng lao động tại những địa điểm, lĩnh vực có thời gian dài phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và các địa phương (bán nước vỉa hè, cắt tóc, gội đầu, spa…). Người được hỗ trợ phải có hoàn cảnh khó khăn, không phải tất cả lao động tự do đều được hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa, có thể cùng là lao động tự do, nhưng người lao động ở địa bàn này sẽ nhận được mức hỗ trợ cao hơn địa bàn khác; địa phương này có nhiều lao động được hỗ trợ hơn các địa phương khác. Tiêu chí, điều kiện xác định đối tượng thụ hưởng ở các địa phương có thể cũng khác nhau. Hiện Sở đã phân cấp trách nhiệm cho các sở, ngành, UBND cấp huyện trong việc phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, trình tự giải quyết và tăng trách nhiệm của cấp quận, huyện và sở, ngành trong việc triển khai một số chính sách trên địa bàn Thành phố.

“Hà Nội đang rất nỗ lực để khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ, các bộ phận liên quan đều làm việc tích cực cả ngày nghỉ để hoàn tất các phương thức hỗ trợ đúng nguyên tắc, đúng đối tượng một cách nhanh nhất. Quá trình triển khai tại Hà Nội mong muốn bảo đảm các đơn vị có căn cứ triển khai ngay chính sách hỗ trợ đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, tránh việc lạm dụng trục lợi chính sách của nhà nước.”, bà Bạch Liên Hương nói.

Ngay sau khi nhận được Nghị quyết số 68/NQ-CP Sở Lao động TB&XH đã rất chủ động để triển khai thực hiện, khẩn trương thành lập Tổ công tác của Sở để tham mưu UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đồng thời phân công cụ thể chi tiết nhiệm vụ cho các thành viên tổ công tác để triển khai thực hiện.

Ngày 07/7/2021, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã có văn bản số 3699/SLĐTBXH gửi đến các Ban Giám đốc Sở, thành viên tổ công tác, Trưởng các phòng nghiệp vụ Sở đồng thời có ngay văn bản gửi dự thảo đến Sở Văn hóa thể thao, Sở Du lịch, Cục thuế, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Chi nhánh Ngân hàng CSXH nghiên cứu trước để có từng bước xây dựng hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của sở, ngành trong tổ chức thực hiện.

Ngày 08/7/2021, Sở cũng đã tổ chức họp Tổ công tác phân công cụ thể, chi tiết các thành viên tổ công tác triển khai ngay các nội dung. Đồng thời cũng ngay trong ngày 08/7/2021, Sở đã chủ động liên hệ Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan để phối hợp triển khai; Sở cũng đã có văn bản đề nghị các sở, ngành và cơ quan liên quan (Sở Văn hóa thể thao, Sở Du lịch, Cục thuế, Sở Y tế, BHXH TP, Chi nhánh Ngân hàng CSXH) nghiên cứu, hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của sở, ngành trong tổ chức thực hiện.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng cho biết, Sở LĐTB&XH Hà Nội hiện đã thiết lập đường dây nóng với 5 nhánh để tiếp nhận thông tin, phản ánh và kiến nghị của người dân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động và người lao động theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2020, Hà Nội đã triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho nhiều nhóm đối tượng. Các chính sách hỗ trợ trong năm 2020 được thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12/5/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng nội dung này. Theo đó, từ cuối tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, Hà Nội đã hỗ trợ cho tổng số 515.515 người, với số tiền hơn 608 tỷ đồng.

Nguồn Báo điện tử Chính phủ

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang