Đồng bào Mường Khương thoát nghèo nhờ quýt ngọt

Tính đến thời điểm này, các xã rẻo cao biên giới của huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai đã có hơn 350 ha tấn quýt ngọt, hàng năm đưa ra thị trường khoảng 1.200 tấn quả, thu về hơn 20 tỉ đồng.

Ngày nay hoa quả là thực phẩm mà người tiêu dùng hết sức chú ý, mùa nào thức đấy mỗi mùa có một loại quả đặc trưng.  Tuy nhiên tùy từng thời điểm thì giá cả của các các loại quả sẽ có sự chênh lệch thường thì đầu mùa và cuối mùa giá sẽ đắt hơn. Nhận thấy điều đó người dân của huyện Mường Khương của tỉnh Lào Cai đã trồng loại quýt chín sớm, bán được giá, đem lại nguồn thu ổn định cho người dân từ đó nhiều người dân ở đây đã thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai nằm ở độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển, do đó thời tiết vùng cao rét hại nên chỉ trồng được một vụ lúa. Mặt khác, ruộng ở đây là những ruộng bậc thang nên nguồn nước tưới thiếu thốn nên khi cấy lúa thì năng suất thấp, bấp bênh có khi do thiếu nước còn dẫn đến mất mùa không được thu hoạch. Thu nhập của người dân ở đây cộng cả các khoản trong gia đình như lúa, ngô, sắn, và chăn nuôi có khi mới đủ ăn có nhà nào ít đất, thiếu vốn còn không đủ ăn.

Tuy nhiên, từ những năm 2012, người dân đã chuyển từ trồng lúa nước sang trồng loại quýt ngọt chín sớm. Do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, sương mù và độ ẩm cao nên chất lượng quýt cao quả to, mọng nước, vị ngọt được người tiêu dùng đánh giá cao. Ngoài ra thì nếu loại quýt truyền thống sau tết nguyên đán mới chín trong khi đó quýt ngọt chín từ cuối tháng 9 đầu tháng 10. Do chín sớm trái vụ nên quýt ngọt dễ tiêu thụ, được các thương lái tìm kiếm và giá thành cũng ổn định. Từ đó đời sống người dân ở đây được cải thiện, nhiều người dân thoát nghèo nhờ quýt.

Đồng bào Mường Khương thoát nghèo nhờ quýt ngọt

Người dân thu hoạch quýt chín sớm (Nguồn ảnh: Báo nhân dân)

Tính đến thời điểm này các xã rẻo cao biên giới của huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai đã có hơn 350 ha tấn quýt ngọt, hàng năm đưa ra thị trường khoảng 1.200 tấn quả, thu về hơn 20 tỉ đồng. Điều quan trọng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao đã phát huy được lợi thế khí hậu, đất đai để xây dựng  được vùng hàng hóa có chất lượng cao, được thị trường chấp thuận, tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định.

Người dân ở huyện Mường Khương chủ yếu là người dân tộc Mông, Dao, Phù Lá. Giáy,… cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây từ việc chuyển đổi đất ruộng bậc thang thiếu nước hoặc đất đồi trồng ngô sang trồng quýt ngọt  trong đó có quýt chín sớm để nâng cao hiệu quả kinh tế đã giúp những người dân ở đây xóa nghèo nhanh và bền vững. Đời sống người dân đã ngày càng cải thiện nhiều nhà trước đây còn khó khăn nay đã có của ăn của để.

Việc trồng quýt ngọt chín sớm đã giúp người nghèo ở huyện Mường Khương vươn lên thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ việc canh tác của người dân Mường Khương có thể thấy rằng có thể tìm ra những giống cây trồng phù hợp với từng vùng để canh tác thì cuộc sống người dân sẽ thoát nghèo nhanh chóng và chất lượng cuộc sống cũng tăng cao.

Hồng Nhung  (T/h theo báo Nhân dân)

Bài viết liên quan

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang