Đôi bàn chân tài hoa của ông Phạm Văn Cầm ở Hà Tĩnh

(DHVO). Miệng nói không nên lời, tứ chi co quắp, tay không thể cử động, chân đi không vững, nhưng ông Phạm Văn Cầm (SN 1969) ở thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã cố gắng vươn lên, biến đôi chân của mình thành đôi bàn tay để vượt qua số phận, trở thành người có ích cho xã hội.


Ông Cầm đang hoàn thiện chiếc lồng chim để kiếm sống.

Ngôi nhà nhỏ, sạch sẽ, tươm tất nằm sâu trong ngõ này thuộc thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ở góc sân bé nhỏ, âm thanh ú a, ú ớ hòa lẫn vào tiếng chẻ tre, vót nứa … nhưng kỳ diệu thay, những âm thanh ấy không phải được tạo ra từ đôi tay những người bình thường, mà chính bằng chính đôi chân của người đàn ông khuyết tật.

Sinh ra trong một gia đình đông anh em, bố từng là bộ đội kháng chiến chống Mỹ. Khi vừa lọt lòng, ông Cầm cũng như bao nhiều người bình thường khác song chỉ có 1 điều, mãi đến năm 12 tuổi ông mới chập chững biết đi, tứ chi co quắp, các ngón tay dính chặt vào nhau, càng lớn đôi tay của anh bị liệt dần không có khả năng cử động, giọng nói chỉ ê a, ú ớ không nên lời.

Không giấu nỗi u buồn, vén tà áo lau nước mắt, bà Phạm Thị Cương – mẹ ông Phạm Văn Cầm cho biết: “Do bị tật bẩm sinh nên cuộc sống của Cầm gặp rất nhiều khó khăn, để có thể đi được, gia đình đã phải dùng nhiều cách để có thể tập từng bước đi. Cầm không có được những ước mơ như các bạn đồng trang lứa, không một lần được đến trường. Bố mất khi còn nhỏ, một mình tôi tảo tần nuôi 5 người con, trong khi Cầm và chị gái lại bị tật nguyền (chị gái đầu của ông Cầm bị thiểu năng trí tuệ), khó khăn chồng chất khó khăn cô chú ạ”.

Hiểu được nỗi cơ cực của gia đình, không chấp nhận mình là người tàn phế, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, ông Phạm Văn Cầm đã lấy chính đôi chân co quắp của mình để chẻ, vót nan tre, đục, cưa các loại gỗ…chế tác nên những chiếc lồng chim đẹp, chất lượng, có tiếng trên địa bàn gần xa.

Mỗi lần lưỡi dao, lưỡi cưa lia đi lia lại khiến cho đôi chân của anh có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào. Những hình ảnh này, khiến chúng tôi và mọi người từng biết đến anh không khỏi cảm phục và ngưỡng mộ. Cho dù cuộc sống của ông Cầm vẫn còn không ít những khó khăn, cực nhọc nhưng trong đôi mắt của người khuyết tật này luôn chất chứa niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống. Bình quân mỗi chiếc lồng chim anh bán với giá từ 200- 300 ngàn đồng để vừa tự nuôi sống bản thân vừa có việc làm. Tiếng lành đồn xa, những sản phầm của anh làm ra được người dân quanh vùng mua hết.

Bữa cơm đạm bạc của ông Phạm Văn Cầm.

Ông Dương Xuân Phú – Chủ tịch HĐND xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bày tỏ; “Gia đình ông Cầm thuộc diện khó khăn, song nghị lực của ông Cầm rất đáng khâm phục, tuy tàn tật, sức khỏe yếu nhưng anh vẫn cố gắng lao động. Bằng nghị lực và ý chí sắt đá của mình, anh đã vượt lên bóng tối để thắp sáng cho cuộc sống của mình”.

Khổng Tước.

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang