Doanh nghiệp (Công ty) có được chấm dứt hợp đồng với nhân viên vì dịch bệnh Covid-19?

(DHVO). Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2020 cả nước có 17,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 11,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; trong đó 16,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 9,4 nghìn, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 2,8 nghìn.

doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Ảnh Internet

Có thể thấy, dịch Covid-19 đã làm cho không ít các doanh nghiệp điêu đứng phải tạm ngừng hoạt động hoặc ngừng hoạt động vĩnh viễn. Và thay vì cho nhân viên tạm thời nghỉ việc, nhiều công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động. Lý do đưa ra là do dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc công ty gặp tổn thất nặng nề.

Trước tình hình đó, nhiều người đã đặt ra cầu hỏi: Liệu rằng doanh nghiệp, công ty (người sử dụng lao động) có vi phạm pháp luật lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên hay không?

doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch bệnh?

Trao đổi vấn đề này cùng Luật sư Đinh Thị Nguyên – Phó Giám Đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, đoàn Luật sư TP Hà Nội đã đưa ra quan điểm của mình như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật dân sự 2015 đã đề cập đến vấn đề về “Sự kiện bất khả kháng”. Trong đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước và cũng không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Dịch Covid-19  có thể coi là “sự kiện bất khả kháng” vì dịch Covid-19 không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên; nằm ngoài dự đoán của các bên trong trường hợp hợp đồng giao kết trước thời điểm Covid-19; và việc khắc phục Covid-19 nằm ngoài khả năng của các chủ thể theo hợp đồng.

Như vậy, pháp luật hoàn toàn cho phép các công ty làm việc này. Bởi theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác (địch họa, dịch bệnh…) mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Do đó, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, khi người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp để khắc phục hậu quả nhưng không khắc phục được thì doanh nghiệp (công ty) được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 thì trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Ngoài ra, trong trường hợp này, người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được nhận trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp mỗi năm làm việc bằng một nửa tháng lương.

Như vậy, đối với tình hình dịch Covid-19 như hiện nay thì doanh nghiệp (công ty) được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải chịu trách nhiệm pháp luật.

Phạm Giang

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang