Điện Biên thực hiện hiệu quả công tác trợ giúp xã hội

Mặc dù là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, song thời gian qua, các cấp, các ngành và các địa phương ở tỉnh Điện Biên luôn thực hiện hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, góp đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc, tổng diện tích 9.562,9 km2; có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 08 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố); 129 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có 07 huyện nghèo, 92 xã đặc biệt khó khăn; dân số toàn tỉnh trên 625.000 người. Tỷ lệ theo cơ cấu dân tộc: Mông 38,12%, Thái 35,69%, Kinh 17,38%, còn lại các dân tộc khác.
Theo số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025, tổng số hộ dân cư của tỉnh Điện Biên là 137.439 hộ. Trong đó có 41.706 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 30,35% tổng số hộ dân cư; 13.241 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 9,63% tổng số hộ dân cư.
Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo trợ xã hội 6 tháng đầu năm 2023 của Sở Lao động – TBXH Điện Biên, toàn tỉnh hiện đang thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên cho 34.942 đối tượng tại cộng đồng và các Cơ sở bảo trợ xã hội. Bao gồm: 32.626 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 1.724 đối tượng hưởng chế độ nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng; 253 đối tượng được nuôi dưỡng trong Cơ sở bảo trợ xã hội; 339 đối tượng được hỗ trợ mai táng phí.
Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên tặng quà trẻ em tại Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh
Cụ thể: trợ giúp xã hội thường xuyên theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Điện Biên là 34.200 người. Trong đó, số đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng là 32.060 người (324 trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; 94 người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học; 227 người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; 1.593 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đơn thân đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học văn bằng 1; 6.949 người cao tuổi; 7.375 người khuyết tật; 15.145 trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sống tại địa bàn đặc biệt khó khăn; 353 người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không có nguồn thu nhập ổn định; 1.724 hộ gia đình nhận kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng); số đối tượng đang được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội là 253 đối tượng (183 đối tượng đang được nuôi dưỡng tại làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ và 70 đối tượng đang chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp); hỗ trợ chi phí mai táng: 339 người.
Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn thực hiện công tác trợ giúp xã hội thường xuyên theo Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của HĐND tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Điện Biên cho 566 người. Bao gồm: 111 người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng…; 455 trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Tiếp đến, thực hiện công tác trợ giúp xã hội đột xuất, trong 6 tháng năm 2023, tỉnh Điện Biên đã tổ chức cấp phát 313.395 kg gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán cho 4.744 hộ với 20.893 khẩu từ nguồn kinh phí của địa phương. Trong dịp này, từ kinh phí của cấp huyện, nguồn vận động hỗ trợ các tập thể, cá nhân, toàn tỉnh đã thực hiện tiếp nhận hỗ trợ, tặng 47.525 suất quà tết hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng xã hội khác, kinh phí thực hiện trên 18,23 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng thực hiện trợ giúp xã hội khẩn cấp cho 03 người bị thương, hỗ trợ làm nhà ở cho 03 người, sửa chữa nhà ở cho 03 người, hỗ trợ chi phí mai táng đột xuất cho 21 người.
Thực hiện chính sách đối với người cao tuổi, UBND tỉnh phê duyệt danh sách 160 người cao tuổi thọ 100 tuổi và 429 người cao tuổi thọ 90 tuổi được tặng quà chúc thọ, mừng thọ năm 2023 trên địa bàn tỉnh; đề nghị Chủ tịch nước gửi thiếp chúc thọ cho 160 người cao tuổi thọ 100 tuổi trên địa bàn tỉnh…
Mặc dù đạt được nhiều kết quả trong công tác trợ giúp xã hội, song Điện Biên vẫn là tỉnh miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu ngân sách trên địa bàn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách do Trung ương cấp, việc huy động nguồn lực tại chỗ còn hạn chế; giao thông đi lại khó khăn, địa bàn dân cư phân tán.
Trình độ dân trí ở các vùng thôn bản vùng sâu, vùng xa còn thấp, không biết chữ nên ảnh hưởng đến việc thực hiện các vấn đề liên quan đến chính sách bảo trợ xã hội. Việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị trợ giúp xã hội cho đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sống tại địa bàn các xã, thôn bản thuộc vùng đồng bảo dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội tại huyện và các xã, phường, thị trấn phải kiêm nhiệm nhiều việc; trình độ cán bộ làm công tác xã hội cấp xã còn thiếu và yếu, ảnh hưởng phần nào tới việc tuyên truyền, triển khai chế độ chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.
Định hướng về nhiệm vụ thực hiện công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh, ông Mai Hoàng Hà, Phó Giám đốc Sở Lao động – TBXH Điện Biên, cho biết: Trong 6 tháng cuối năm 2023, tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ đối với đối tượng người yếu thế, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, không có thu nhập để tạo cơ hội vươn lên hoà nhập cộng đồng. Đồng thời, chỉ đạo các huyện tổ chức rà roát, thống kê các đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện kịp thời công tác trợ giúp xã hội thường xuyên, đột xuất…
Theo Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang