Đề xuất hỗ trợ lần 2 cho lao động tự do tại TPHCM

Sở LĐTB&XH đang có đề xuất cho người lao động nghèo, khó khăn, những người đang sống tại TPHCM được hỗ trợ đột xuất ngắn hạn vì dịch, không phân biệt tạm trú hay thường trú.

Đề xuất hỗ trợ cho lao động tự do tại TPHCM không phân biệt thường trú, tạm trú. Ảnh minh họa

Chiều 3/8, trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, Giám đốc Sở LĐTB&XH TPHCM Lê Minh Tấn cho biết, thực tế cho thấy, có rất đông người lao động nghèo ở nhà trọ, xóm lao động, khu phong tỏa, cùng với đó là các hộ nghèo, cận nghèo ở các quận huyện, TP. Thủ Đức không có việc làm, không có tích lũy, nên cuộc sống rất khó khăn.

Trước đó, gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 09 của HĐND TPHCM và Nghị quyết 68 của Chính phủ đều chủ yếu thực hiện hỗ trợ cho người dân có đăng ký tạm trú. Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Tấn, đến thời điểm này, lao động nghèo, ai có mặt tại TPHCM thì được hỗ trợ, không phân biệt tạm trú hay thường trú, do đây là cứu trợ đột xuất ngắn hạn vì đại dịch.

Do đó, ấp, khu phố, tổ dân phố cần xem xét các trường hợp thật khó khăn để đề xuất phường xã hỗ trợ bằng nguồn ngân sách TPHCM, nguồn vận động hợp pháp khác và nguồn Quỹ phòng, chống COVID-19 để hỗ trợ cho bà con đảm bảo cuộc sống trong thời gian giãn cách tới 15/8. Mức hỗ trợ đề xuất từ 1-1,5 triệu đồng/hộ. Theo ông Lê Minh Tấn, đối với những hộ khó khăn hơn, nhiều nhân khẩu thì địa phương hỗ trợ thêm bằng nguồn vận động hợp pháp.

Đặc biệt, Sở LĐTB&XH đề xuất tiếp tục hỗ trợ lần 2 cho những ngày TPHCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với 344.000 lao động tự do không có giao kết hợp đồng lao động theo Nghị quyết 09. Tổng số tiền dự kiến là 501 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TPHCM. Trước đó, trong tháng 7 vừa qua, 344.000 lao động tự do này đã nhận được hỗ trợ lần 1 với số tiền 501 tỷ đồng cho 30 ngày TPHCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Theo ông Lê Minh Tấn, đây là những diện khó khăn cần được hỗ trợ ngay, không thể chậm trễ: “Chính quyền TPHCM sẽ không để ai đói khổ”.

Cùng với đó, khoảng 170.00 hộ là những người lao động ở nhà trọ, xóm nghèo được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ. Sở cũng đề xuất hỗ trợ đối với 90.000 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TPHCM.

Như vậy, tổng cộng quy mô hỗ trợ lần này là khoảng 760 tỷ đồng. Sở LĐTB&XH cũng đề nghị UBND TPHCM giao Sở Tài chính hướng dẫn ngay việc sử dụng kinh phí trong dự toán để hỗ trợ.

Theo thống kê của Sở LĐTB&XH TPHCM, tính đến ngày 2/8, có hàng trăm nghìn lao động, hộ kinh doanh đã nhận hỗ trợ từ gói 887 tỷ đồng và 26.000 tỷ đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ đã duyệt chi là 932,4 tỷ đồng. Cụ thể, khoảng 334.000 lao động tự do được hỗ trợ 1,5 triệu đồng; hơn 42.500 người lao động diện tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương nhận hỗ trợ.

Nguồn Báo điện tử Chính phủ

 

Bài viết liên quan

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang