Để người khuyết tật được hòa nhập…

(DHVO)Tính bình quân trên thế giới, cứ 10 người sinh ra thì có 1 người khuyết tật. Không chỉ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, người khuyết tật còn gặp phải không ít rào cản trong quá trình hòa nhập vào cộng đồng, xã hội. Một trong những yếu tố giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng là đảm bảo được việc làm và thu nhập cho họ.

Việc làm đối với người khuyết tật luôn là câu hỏi lớn mà cả cộng đồng đều mong muốn tìm lời giải đáp. Có lẽ do nhận thức và cả về trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp không chấp nhận lao động là người khuyết tật. Thực tế cho thấy, tình trạng người khuyết tật không có việc làm ngày càng lớn. Luôn tâm niệm là gánh nặng cho gia đình và người thân, lại thiệt thòi về cơ hội hòa nhập xã hội, người khuyết tật đang gặp nhiều khó khăn hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Công tác đảm bảo cho người khuyết tật có việc làm và thu nhập đầy đủ càng đòi hỏi phải được đáp ứng cao hơn nữa.

Thứ nhất, đảm bảo việc làm cho người khuyết tật vừa là cơ sở để xóa bỏ sự kì thị của xã hội vừa là cách cơ bản nhất để chứng minh được giá trị của người khuyết tật trước mọi người.

Sự chệch lệch về thu nhập và giá trị vật chất làm ra so với các đối tượng khác trong xã hội, nhất là khi họ hoặc tạm thời hoặc vĩnh viễn không có việc làm càng khiến cho nhiều người khuyết tật dễ bị kì thị, coi thường. Muốn người khuyết tật xóa đi đươi dạng tật mặc cảm, cộng đồng xã hội cần phải thấu triệt điều này.

Người khuyết tật là người bi khiếm khuyết một hoặc một số bộ phận trên cơ thể dưới dạng tật,  chức năng hoạt động sinh hoạt, học tập bị suy giảm, không bình thường. Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy có đến gần 70% số người khuyết tật đang sống dựa và gia đình, người thân hoặc trợ cấp xã hội và từ các tổ chức từ thiện. Càng ít tiếp xúc với xã hội thì họ càng thu mình, mặc cảm, tự ti, từ đó dễ dẫn đến tình trạng bất mãn hoặc tệ hơn là những hành động mang tính tiêu cực, tự hủy hoại bản thân mình.

Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật là cách cơ bản nhất để họ nhận ra giá trị của bản thân, năng lực của mình ít nhiều không bị mất đi hoàn toàn và có thể tạo ra được nguồn giá trị mới. Có công việc, người khuyết tật được tham gia vào hoạt động sản xuất vật chất góp phần tạo ra được thu nhập để có thể nuôi được bản thân cũng như gia đình. Ngoài ra đây còn là nhân tố giúp người khuyết tật có được địa vị bình đẳng hơn trong gia đình và xã hội.


(Phỏng vấn lao động là người khuyết tật- Nguồn: Internet)

Thứ hai, việc bảo đảm việc làm cho người khuyết tật cũng giúp bổ sung nguồn lực, tạo ra giá trị lao động cho xã hội, phát triển kinh tế.

Tổng điều tra dân số gần đây nhất cho biết rằng, trong 69,1% số người trong độ tuổi lao động chủ lực của toàn bộ Việt Nam thì có đến 2% là người khuyết tật có thể lao động được, tương đương với hơn 1 triệu người.

Nếu như các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước quan tâm đến hướng tạo điều kiện có việc làm cho càng nhiều người khuyết tật thì không những có thể tiết giảm được nhiều khoản trợ cấp xã hội mà hơn nữa còn có thêm một nguồn lực lao động mới. Lý thuyết là thế, nhưng trên thực tế, số người khuyết tật có việc làm chỉ chiếm 1/5 tổng số người khuyết tật trong xã hội, lãng phí đến hơn một nửa sức lao động của con người.

Để tạo ra nhiều giá trị lớn hơn, chúng ta trước hết phải chú trọng và không được bỏ qua từ những giá trị nhỏ nhất. Công cuộc thay đổi này còn cần nhiều thời gian và nỗ lực, nhưng với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân thì không khó khăn nào là không vượt qua được.

Công cuộc thay đổi và hỗ trợ cho người khuyết tật có cơ hội được làm việc, hưởng thu nhập như người bình thường vẫn còn nhiều bất cập và vướng mắc. Để giải quyết vấn đề này cần thời gian, sự kiên trì và tinh thần đồng lòng của cả xã hội. Để không ai bị bỏ lại phía sau, chính phủ và các cấp, các ngành cần tăng cường rà soát, hoàn thiện chủ trương, chính sách, đồng thời quan tâm giaỉ quyết triệt để các vấn đề tồn đọng của đời sống xã hội trong đó có bình đẳng về cơ hội cho người khuyết tật. Đó cũng chính là mục tiêu và động lực của cách mạng Việt Nam: Con người./.

Thúy Nga

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang