Trước và trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, thông điệp đậm chất nhân văn – “Không để ai bị bỏ lại phía sau” của người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm tại Chỉ thị số 01/CT-TTg lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết, nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội…!
Hàng ngày các bệnh nhân tâm thần ở Trung tâm Điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì đều được theo dõi và kiểm tra sức khỏe
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi quá trình biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, trong đó có hơn 25% dân cư cần sự trợ giúp xã hội. Bao gồm: hơn 11,7 triệu người cao tuổi, 6,4 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, trên 9 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2,1 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; có khoảng 3,75 hộ nghèo, 4,55% hộ cận nghèo; hơn 3,1 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm; 234.000 người nhiễm HIV được phát hiện; khoảng 30.000 nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị mua bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố.
Hiện nay, các địa phương trong cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 3.149.226 người, trong đó: 51.229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1.812.372 người cao tuổi; 1.096.027 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp và 189.598 đối tượng bảo trợ xã hội khác với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỷ đồng để chi trợ cấp xã hội hàng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.
Bữa ăn những ngày giáp Tết của các đối tượng bảo trợ xã hộiTrong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, kinh phí trợ giúp Tết của 63 tỉnh, thành cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội là khoảng 1.931 tỷ đồng; mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh phổ biến là 300.000đ – 500.000đồng/đối tượng. Một số tỉnh có điều kiện ngân sách như thành phố Hồ Chí Minh có mức hỗ trợ 1.150.000đồng/đối tượng; Bình Dương mức 700.000 đồng/đối tượng; Bà Rịa – Vũng Tàu 1.100.000đồng/đối tượng. Một số tỉnh không trích được ngân sách Nhà nước cấp tỉnh nhưng đã huy động được nguồn ngoài ngân sách nhà nước khá lớn để hỗ trợ đối tượng trong dịp Tết như: Thanh Hóa, Quảng Trị…
Tết Nguyên đán Tân Sửu năm nay, các địa phương đã có kế hoạch, chủ động chăm lo Tết cho các đối tượng; bố trí ngân sách chi trả trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời cho hơn 3,1 triệu đối tượng bảo trợ xã hội đang sống tại cộng đồng và hơn 50 nghìn đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội trong cả nước.
Tính đến hết tháng 1/2021, 63 tỉnh, thành phố đã huy động được hơn 1.820 tỷ đồng, trong đó nguồn xã hội hóa hơn 187 tỷ đồng để hỗ trợ Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn với mức từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/người. Một số địa phương có điều kiện như: Hà Nội quyết định trích ngân sách hơn 371 tỷ đồng, Hồ Chí Minh hơn 813 tỷ đồng, Đà Nẵng hơn 52 tỷ đồng để tặng quà cho người có công với cách mạng, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội với mức từ 1.100.000 đồng – 1.500.000 đồng/người…
Trẻ em khuyết tậtởTrung tâm Phục hồi chức năng Thụy Anhọcnghề làm tranh lửa
Tính đến đầu tháng 02/2021 đã có 16 tỉnh gặp khó khăn về nguồn lực, gồm: Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Định, Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Cao Bằng, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Phước, Đắk Nông, Gia Lai, Lạng Sơn và Lai Châu đề nghị Trung ương hỗ trợ 13.232,78 tấn gạo cứu đói cho 221.875 hộ với 772.061 nhân khẩu, trong đó: hỗ trợ cứu đói Tết cho 605.501 nhân khẩu với 9.107,515 tấn gạo, hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho 166.560 nhân khẩu với 4.125,265 tấn gạo.
Sau khi xem xét tờ trình của Bộ Lao động – TBXH, tính đến ngày 01/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 03 Quyết định hỗ trợ tổng số 11.580,915 tấn gạo cứu đói cho 221.875 hộ với 772.061 nhân khẩu trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021, trong đó: hỗ trợ 9.082,515 tấn cho 174.724 hộ với 605.501 nhân khẩu dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021; hỗ trợ 2.498,4 tấn cho 47.151 hộ với 166.560 nhân khẩu dịp giáp hạt đầu năm 2021.
Có thể khẳng định rằng, những hoạt động chăm lo Tết cho các đối tượng yếu thế nói riêng đã được các cấp, các ngành, địa phương trong cả nước triển khai thực hiện. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, là nguồn động viên to lớn đối với người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước đón Tết, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, không ai bị bỏ lại phía sau.