Đào tạo nghề sơ cấp cho người thuộc hộ nghèo và cận nghèo

Năm 2022, tỉnh Hà Giang sẽ ưu tiên đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động…UBND tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch giáo dục nghề nghiệp năm 2022.

Nông dân Vị Xuyên chăm sóc cây dưa trong mô hình nhà lưới

Nông dân Vị Xuyên chăm sóc cây dưa trong mô hình nhà lưới

Theo đó, chỉ tiêu của tỉnh là đào tạo nghề cho 8.000 người, bao gồm: cao đẳng 150 người, trung cấp 750 người, trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 7.100 người. Nguồn kinh phí được huy động từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu Quốc xây dựng nông thôn mới; ngân sách địa phương; nguồn xã hội hóa và các nguồn khác.

Đối với việc đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, đối tượng được hỗ trợ chi phí đào tạo, gồm: người học là phụ nữ, người khuyết tật, lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (từ đủ 15 đến 60 đối với nam, đến 55 đối với nữ) có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Tỉnh ưu tiên đào tạo cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất, thành viên của hợp tác xã, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, người chấp hành xong hình phạt tù, phạm nhân trong các cơ sở giam giữ phạm nhân, lao động mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, lao động là phụ nữ bị buôn bán được giải thoát trở về, lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lao động trong các làng nghề.

Tỉnh sẽ hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho những người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất, lao động nữ mất việc làm; mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/học viên/ngày thực học.

Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/học viên/khoá học nếu địa điểm đào tạo cách nơi cư trú từ 15 km trở lên; riêng với người khuyết tật, người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ tiền đi lại sẽ là 300.000 đồng/học viên/khóa học nếu địa điểm đào tạo cách nơi cư trú từ 5 km trở lên.Đối với đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, Hà Giang sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 43/2016/TT-Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành dự án phát triển kinh tế – xã hội…

Lớp học trồng rau tại thôn Nà Phiêng, xã Đường Âm (Bắc Mê).

Lớp học trồng rau tại thôn Nà Phiêng, xã Đường Âm (Bắc Mê).

UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện; hướng dẫn các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện hoạt động tuyên truyền về đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang chủ trì tổ chức xây dựng, thẩm định chương trình, giáo trình, định mức kinh tế kỹ thuật. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng có khoa sư phạm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Lựa chọn, ký hợp đồng đặt hàng đào tạo với cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, hợp tác xã… có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nghiệp. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể; chính quyền địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.

UBND cấp huyện căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, nhu cầu sử dụng lao động của địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã…; nhu cầu học nghề của lao động để lựa chọn các ngành nghề đào tạo cho phù hợp, nhằm giải quyết việc làm, tăng năng suất, thu nhập cho lao động, trong đó tập trung ưu tiên đào tạo cho các xã xây dựng nông thôn mới.

Theo Báo điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang