Đăng ký khai sinh cho trẻ khi cha, mẹ không đi lại được

(ĐHVO). Trong cuộc sống, vì nhiều lý do khác nhau mà các cha, mẹ không thể ra UBND cấp xã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Đối với người khuyết tật, tình trạng sức khỏe, thể trạng vốn không được tốt, trải qua quá trình “vượt cạn” khiến việc đi lại của họ càng khó khăn hơn, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến họ không thể thực hiện khai sinh cho con của mình. Trong trường hợp này, pháp luật có những quy định gì để hỗ trợ người khuyết tật, đảm bảo quyền được khai sinh của các con? Sau đây, xin mời bạn đọc cùng Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt tìm hiểu vấn đề trên.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

I. Căn cứ pháp lý

– Luật Hộ tịch năm 2014;

– Luật Cư trú năm 2020;

– Thông tư số 04/2020/TT-BTP.

II. Nội dung tư vấn

Trường hợp 1: Trường hợp người khuyết tật vẫn còn người thân thích hoặc trẻ em do cá nhân, tổ chức khác nuôi dưỡng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”

Như vậy, trường hợp cha mẹ là người khuyết tật thần kinh, tâm thần không thể tự mình đăng ký khai sinh cho con thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con, ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có thể thay mặt cha, mẹ ra UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ để thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Trong đó, Khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 giải thích rõ: nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, cụ thể:

– Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

– Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Trường hợp 2: Người khuyết tật không còn họ hàng, thân thích hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư số 04/2020/TT-BTP:“Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì UBND cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.”

Như vậy, trong trường hợp này thì UBND cấp xã sẽ tiến hành đăng ký khai sinh lưu động cho trẻ. Việc đăng ký khai sinh lưu động có thể được thực hiện tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động.

Thành phần hồ sơ cần có:

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu (trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai)

– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

Trong quá trình thực hiện đăng ký khai sinh lưu động, người yêu cầu cần xuất trình những loại giấy tờ sau:

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người yêu cầu đăng ký khai sinh.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).

Trên đây là hướng dẫn của Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt về thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em trong trường hợp cha mẹ là người khuyết tật khó khăn trong việc đi lại. Bạn đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi về Tòa soạn theo Email: toasoandhv@gmail.com hoặc liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt – 1900.6248 để được giải đáp và hỗ trợ. Trân trọng!

Công Năng

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang